Tọa đàm: “Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí Cách mạng Việt Nam”
Đây là chương trình ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 – 1/10/2024) do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập. Chương trình cũng nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (1925 – 2025).

Tọa đàm nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam; đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin, phát hiện mới về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đặc biệt là trên phương diện báo chí.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932) là một trong những lãnh tụ Cách mạng tiền bối của Đảng, một người cộng sản kiên trung, đồng thời là một nhà báo lớn của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của báo chí trong vận động cách mạng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã sử dụng báo chí làm vũ khí chiến đấu sắc bén, tích cực chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động công nhân đoàn kết trong đấu tranh giai cấp.
Đồng chí đã góp phần tích cực vào việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời là Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội Bắc Kỳ và là Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Lao Động và Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn).
Cho đến thời điểm hiện tại, dựa trên tài liệu công bố, có thể khẳng định Tạp chí Công hội Đỏ (xuất bản số đầu tiên ngày 1/10/1929) là tờ tạp chí có tính nghiên cứu, lý luận đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng. Sự ra đời của Tạp chí Công hội Đỏ là dấu son của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, hé ra chân trời, triển vọng của giai cấp vô sản và của cách mạng. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị và tuyên truyền rất lớn của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và của Đông Dương Cộng sản Đảng mà lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là linh hồn.

Mục đích ra đời của Tạp chí Công hội Đỏ được tóm gọn trong lời tuyên ngôn: “Vô sản giai cấp phải có báo chí của vô sản giai cấp”. Tôn chỉ mục đích của Tạp chí được xác định ngay từ đầu là “Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong giai cấp công nhân Việt Nam”.
Tạp chí Công hội Đỏ số đầu tiên (01/10/1929) có 4 chuyên mục gồm: Luận thuyết; Kinh nghiệm phấn đấu; Thư từ đi lại; Tin tức; số thứ hai (01/11/1929) có 4 chuyên mục gồm Chính trị; Lý luận tranh đấu; Thư từ đi lại; Tin tức.
Việc quyết định ra tờ Tạp chí Công hội Đỏ (mà cho đến nay dù chỉ còn lưu trữ được 2 số đầu tiên) đã phản ánh trình độ lý luận, báo chí của Đông Dương Cộng sản Đảng và Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, mà người đại diện là lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Có thể khẳng định ý hướng của Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chí của mình là xây dựng nên một tờ tạp chí cách mạng đầu tiên, cho dù mới chỉ nằm trong khu vực của tổ chức Công hội Đỏ.
Trong khuôn khổ chương trình, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng tượng bán thân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để bổ sung thêm hiện vật tại phòng trưng bày giai đoạn báo chí 1925-1930.

Thông tin báo chí cách mạng là dòng chủ lưu trong không gian số
Kinhtedothi - Tối 21/6, tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 với chủ đề "Khát vọng và bản lĩnh Việt Nam" diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Người truyền lửa cho báo chí cách mạng Việt Nam
Kinhtedothi - Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, nhiều năm làm công tác trong lĩnh vực báo chí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và thường xuyên khích lệ những người làm báo: “Con đường của chúng ta còn thênh thang rộng mở”...
Khánh thành ngôi nhà di sản của báo chí cách mạng Việt Nam
Kinhtedothi - Sáng 9/8/2024, tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã chính thức diễn ra sự kiện đánh dấu mốc gần 7 tháng nỗ lực hoàn thành công tác tu bổ di tích lịch sử quốc gia Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng – ngôi nhà di sản của báo chí cách mạng Việt Nam.