Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 18/12, Báo Kinh tế & Đô thị và CDC Hà Nội phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến trên báo điện tử Kinh tế & Đô thị về: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng”.

Buổi giao lưu có các khách mời:
Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội
Ông Nguyễn Hữu Thân - Phó Trưởng khoa Phụ trách khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, CDC Hà Nội
Ông Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc BV Đa khoa Đống Đa
Ông Lê Minh Tuấn - Phó Giám đốc TTYT Thanh Xuân
Bà Đỗ Thị Lê Vân - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, HIV/AIDS, TTYT quận Nam Từ Liêm quận Nam Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Giáp - Trạm trưởng TYT phường Mễ Trì

Ngoài ra, đến dự Chương trình giao lưu hôm nay còn có ông Nguyễn Văn Lập - Phó Trưởng phòng Truyền thông, CDC Hà Nội.

Phó Tổng biên tập Lại Bá Hà cùng các khách mời tham gia buổi tọa đàm chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: Thanh Hải
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà cho biết: Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp thời gian qua, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP hiện đã có dấu hiệu chững lại. Dù vậy, thời điểm cuối năm, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hiện nay, diễn biến các dịch bệnh mùa đông - xuân được dự báo rất khó lường, trong đó có dịch SXH. Trong tuần vẫn có 1 số quận, huyện ghi nhân ca mắc như Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Cầu Giấy, Chương Mỹ...
Nguy hiểm hơn, ở thời điểm cuối vụ dịch SXH như hiện nay, bên cạnh đó, người dân lại lo phòng dịch Covid-19 mà lơ là và chủ quan với SXH. Trong khi đó, thực tiễn đã chỉ ra, để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả thì sự vào cuộc của cộng đồng đóng vai trò quyết định.
Trước tình hình đó, để người dân có thêm kiến thức phòng chống những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa Đông - Xuân; cảnh báo không chủ quan với dịch SXH cuối mùa, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng”.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết: Thời gian qua chúng tôi đã nhận được sự phối hợp có hiệu quả của báo Kinh tế & Đô thị - 1 trong 3 cơ quan báo chí của TP Hà Nội - đã kịp thời thông tin đến quần chúng về công tác phòng chống dịch, bao gồm dịch sốt xuất huyết.

Và đặc biệt trong thời điểm này, điển hình như hôm nay, dù với nền nhiệt thấp, nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn ấm, là điều kiện cho muỗi phát triển. Dự kiến, năm 2021 sắp tới sẽ có nguy cơ gia tăng dịch sốt xuất huyết, theo chu kỳ 3 - 4 năm.

Do đó, nếu làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch, chúng ta sẽ cơ bản khống chế được dịch sốt xuất huyết trước khi vào cao điểm tháng 4 hàng năm.

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 3

    Phó Giám đốc CDC Hà Nội

    Ông Khổng Minh Tuấn

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 4

    Phó Giám đốc BV Đa khoa Đống Đa

    Ông Phạm Bá Hiền

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 5

    Phó Giám đốc TTYT Thanh Xuân

    Ông Lê Minh Tuấn

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 6

    Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, HIV/AIDS, TTYT quận Nam Từ Liêm quận Nam Từ Liêm

    Bà Đỗ Thị Lê Vân

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 7

    Trạm trưởng TYT phường Mễ Trì

    Ông Nguyễn Hữu Giáp

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 8

    Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, CDC Hà Nội

    Ông Nguyễn Hữu Thân

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Trần Anh Thế (trananhthebghn@gmail.com) hỏi:
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chiến dịch vệ sinh môi trường trên địa bàn để phòng chống dịch bệnh bị ảnh hưởng ra sao, thưa ông?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 9
Ông Lê Minh Tuấn trả lời:
Năm nay, để phòng chống dịch Covid-19, chúng ta đã phải huy động gần như toàn bộ nguồn lực tại cơ sở. Lường trước và kiên quyết không để dịch chồng dịch, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở Y tế, chúng tôi đã tính trước các phương án.
Căn cứ nguồn lực được phân bổ, chúng tôi chọn những trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xử lý triệt để các ca bệnh, ổ dịch phát sinh. Đồng thời phát động các chiến dịch vệ sinh môi trường đúng thời điểm véc tơ tăng cao.
Do vậy, năm nay dù số chiến dịch vệ sinh môi trường có giảm 2 so với năm ngoái, nhưng Thanh Xuân đã khống chế tốt dịch SXH.
Bạn đọc Phan Bích Thùy (Quận Tây Hồ) hỏi:
Từ nay đến Tết Nguyên đán, dịch SXH có nguy cơ tăng hay không? Hiện các đội cơ động của TP đang tập trung phòng chống Covid-19, liệu có lo ngại việc lơ là phòng chống dịch SXH?    
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 10
Ông Nguyễn Hữu Thân trả lời:
Thời điểm từ nay đến cuối năm, trên địa bàn Hà Nội, dự báo dịch SXH sẽ không bùng phát quá mạnh, nhưng không phải không có - có thể ghi nhận từ 150 - 200 ca mắc 1 tuần, và vẫn có thể có ổ dịch tại cộng đồng.
Do đó, việc tuyên truyền và phòng chống dịch SXH vẫn phải tiếp tục được duy trì. Ngay cả trong bối cảnh chú trọng ngăn ngừa dịch Covid-19, chúng ta vẫn không thể lơ là, bỏ quên dịch SXH.
Bạn đọc Phó Chính Hằng (Quận Nam Từ Liêm) hỏi:
Cuộc họp giao ban về phòng chống dịch bệnh nào, lãnh đạo SYT cũng như UBND TP Hà Nội cũng nhắc nhở chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt, là do chính quyền quá nhiều việc hay chưa thực sự quan tâm đến việc phòng bệnh, ý kiến của bà?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 11
Bà Đỗ Thị Lê Vân trả lời:
Đối với quận Nam Từ Liêm, chúng tôi tương đối quyết liệt. Với chính quyền thì ngay từ đầu năm đã được phê duyệt Đề án của năm 2020, đó là sự quan tâm của chính quyền.
Chúng tôi có giao ban thường kỳ và giao ban đột xuất. Về kiểm tra, bao giờ cũng xây dựng kế hoạch kiểm tra thường kỳ. Trong tình hình dịch bệh phức tạp hiện nay, bao giờ cũng có kiểm tra đột xuất và kiểm tra thường xuyên và có văn bản chỉ đạo kịp thời đối với địa phương có điểm nóng.
Đối với quận Nam Từ Liêm, đã có những truòng hợp chúng tôi cho thời gian 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần,... để thực hiện nhiệm vụ. Tại quận Nam Từ Liêm chúng tôi đã quyết liệt trong khâu kiểm tra, giám sát.
Ông Nguyễn Hữu Giáp - Trạm trưởng TYT phường Mễ Trì: Ngay từ đầu tháng 3/2020, UBND phường Mễ Trì đã trực tiếp tham mưu Đảng ủy Nghị quyết chuyên đề SXHD và Covid-19 và phường đã triển khai đến toàn bộ hệ thống chính trị nên địa bàn đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực.

Ở dưới địa bàn cơ sở, có một số lãnh đạo nhưng công việc tại phường rất nhiều, đặc biệt là mảng kinh tế, đô thị, văn hóa, xã hội, và còn nhiều việc khác kèm theo. Cho nên nhiều khi việc các lãnh đạo trực tiếp tham gia các cuộc phun, hoặc các cuộc tổng vệ sinh môi trường gần như rất hạn chế, chủ yếu là những lực lượng của Ban Chỉ đạo. Trong đó, Trưởng Ban chỉ đạo đã chỉ đạo rất quyết liệt tất cả các thành phần. Đặc biệt, TYT phường là cơ quan thường trực để tham mưu tất cả các biện pháp chuyên môn của ngành y tế. Sự tham gia đồng bộ của MTTQ và các đoàn thể, sự quyết liệt của lãnh đạo Công an phường để xử lý tất cả các trường hợp có thái độ chống đối, không hợp tác, gây ảnh hưởng

lây lan dịch ra cộng đồng. Nên việc thực hiện tại cơ sở tôi thấy, tại địa bàn phường Mễ Trì, sự vào cuộc Đảng ủy, UBND phường rất quyết liệt. Chính vì vậy, từ năm 2017 khi dịch bùng phát rất mạnh trên địa bàn của phường và từ đầu năm 2020 đến nay, phường có rất ít ca mắc, chỉ có 21 ca mắc SXH. Ban Chỉ đạo của quận đã đánh giá cao về việc này.

Về công tác điều trị:

Phường cũng khám và điều trị ở TYT phường nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Như chúng ta cũng biết, SXH chia làm 3 phân độ: Phân độ 1 là xuất huyết, phân độ 2 là xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và phân độ 3 là xuất huyết nặng.

TYT phường chủ yếu là khám và điều trị ngoại trú, tư vấn, hướng dẫn, theo dõi đối với các trường hợp là SXH. Còn, những trường hợp SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng, ngoài việc chúng tôi thăm khám cho bệnh nhân hàng ngày, có những chỉ định về xét nghiệm máu. Đồng thời chúng tôi vận chuyển mẫu xét nghiệm này lên TTYT quận Nam Từ Liêm để xét nghiệm. Khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi tiếp tục đánh giá kỹ

càng để phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo để có sự tư vấn và chuyển tuyến kịp thời cho bệnh nhân lên tuyến trên.

Với TYT phường Mễ Trì, công tác điều trị SXH và công tác theo dõi tư vấn, chúng tôi thực hiện tại TYT tuyến cơ sở. Nhưng do đặc thù của địa bàn phường Mễ Trì gần các bệnh viện tuyến T.Ư, khi bệnh nhân có dấu hiệu đau ốm là lên tuyến trên khám và điều trị. Vì vậy, khi các bệnh viện báo về TYT mới biết. Đây là một trong những khó khăn về mặt quản lý đối với TYT phường.

Thời gian tới, về nhân lực, con người cũng như cơ sở vật chất thiết bị và tất cả những danh mục kĩ thuật được Sở y tế Hà Nội cũng như TTYT quận Nam Từ Liêm phê duyệt, chúng tôi tiếp tục có những tuyên truyền để có chính sách thu hút người bệnh trên địa bàn của phường.

Bạn đọc Nguyễn Ánh Hồng (Huyện Đông Anh) hỏi:
Tại sao nhiều người đã mắc SXH song vẫn bị mắc lại và lần sau còn nặng hơn? ông có thể giải thích rõ cơ chế mắc  căn bệnh này không?    
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 12
Ông Nguyễn Hữu Thân trả lời:
Hầu hết các bệnh truyền nhiễm chỉ mắc 1 lần. Nhưng có một số trường hợp cá biệt, mà sốt xuất huyết dengue là một bệnh như vậy. Bởi đặc điểm virus sốt xuất huyết dengue có 4 tuýp khác nhau, và người mắc SXH lần đầu mơi chỉ mắc phải 1/4 loại tuýp. Và 1 người, sau khi mắc sốt xuất huyết tuýp nào sẽ chỉ sinh ra miễn dịch với tuýp đó, do đó hoàn toàn có thể mắc lại các virus dengue tuýp khác.  
Bên cạnh đó, tại một địa bàn, có nhiều tuýp cùng lưu hành trong một thời điểm. Chẳng hạn như Hà Nội ghi nhận đồng thời tuýp 1,2 và 4 cùng lưu hành. Đấy chính là đặc điểm khiến sốt xuất huyết dengue trở thành dịch bệnh khó kiểm soát hơn.
Thực tế trên lâm sàng, qua nhiều năm người ta ghi nhận người bệnh mắc sốt xuất huyết dengue lần sau thường nặng hơn lần trước.
Bạn đọc Phạm Đạo (Hoàng Cầu, Hà Nội) hỏi:

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết có cần lưu ý gì về chế độ ăn uống không ạ, cóphải kiêng khem gì không, liệu sức khoẻ tốt có miễn nhiễm với bệnh này không?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 13
Ông Lê Minh Tuấn trả lời:
 Ông Lê Minh Tuấn - Phó Giám đốc TTYT Thanh Xuân trả lời câu hỏi của độc giả.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân SXH: nguy cơ SXH tiêu hoá đến giai đoạn nguy hiểm là từ ngày 3 đến ngày 7. Các BN nặng có tổn thương gan sẽ trầm trọng, chế độ ăn uống cơ bản đảm bảo như mềm, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng, tránh đồ uống có ga có cồn, chất kích thích. Cần bù nước đầy đủ cho người bệnh như hoa quả, nước điện giải orezon.
Bạn đọc Mai Hồng Phúc (Láng Hạ, HN) hỏi:
Khi trong gia đình có trường hợp mắc SXH, có cần cách ly để tránh lây lẫn nhau trong gia đình không, thưa ông?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 15
Ông Phạm Bá Hiền trả lời:
Chiến lược phòng sốt xuất huyết của Việt Nam và thế giới là phòng véc tớ, những bệnh như Covid thì cần thiết phải cách ly, nhưng sốt xuất huyết được lây truyền từ vec tơ trung gian là muỗi, bọ gậy nên phương án cần nhất là phải diệt muỗi.
 Ông Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc BV Đa khoa Đống Đa trả lời câu hỏi của độc giả.
Sốt xuất huyết không khuyến cáo phải cách ly tuyệt đối, chủ yếu là công tác phòng chống diệt muỗi, bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Đây là phương pháp phòng tránh tốt nhất và cần phải làm thiết thực, phù hợp. Đối với phụ nữ mang thai cũng cần pahir chú tâm khi đây là bộ phận giống như nhóm người có bệnh nền như gan, phổi, béo phì… vì thế cần phải bảo vệ cho cả bà mẹ và thai nhi.
Bạn đọc Bùi Thị Hạnh (hanh2098@gmail.com) hỏi:
Một số người dân phản ánh, việc phun muỗi ở nhiều khu địa bàn dân cư còn hình thức, chưa hiệu quả, bà có ý kiến gì về vấn đề này? Việc truyền thông chưa mang lại hiệu quả cao, hay do người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 17
Bà Đỗ Thị Lê Vân trả lời:
Đối với công tác tuyên tuyền. Thực ra đến thời điêm này, từ khâu tuyền, chúng tôi đã tuyên truyền trực tiếp, về cơ bản chúng ta đã làm hết sức bài bản.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, chúng tôi cho rằng mình đã làm hết sức bài bản. Trước khi phun, bao giờ chúng tôi cũng rà soát, khoanh vùng, yêu cầu UBND phường đó phải đưa ra kế hoạch để đi phun.
 Bà Đỗ Thị Lê Vân trả lời câu hỏi của độc giả.
Đoàn đi phun thuốc không chỉ có cán bộ y tế, mà còn có lượng bảo vệ tổ dân phố, công an, dân phòng. Phân công cho đầy đủ lực lượng để khi có trường hợp từ chối phun thuốc thì những lực lượng đi cùng sẽ tuyên truyền.
Để đảm bảo phun được 95% theo yêu cầu, phải có chỉ đạo và tham gia của hệ thống y tế, tổ dân phố, công an, dân phòng. Khi chúng tôi tiến hành đi phun thuốc lần 1 nếu không đủ 95% thì sẽ tiếp tục đi phun vét cho những hộ gia đình không đồng ý phun lần 1 hoặc vắng nhà để đảm bảo phun được 95%.
Bạn đọc Trần Văn Ngâu (Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội) hỏi:
Vừa qua, nhiều người có ý kiến việc truyền thông phòng chống dịch bệnh ở tuyến cơ sở như tổ dân phố, xã phường chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, vậy trong thời gian qua, công tác tuyên truyền được tăng cường ra sao, công tác phòng chống SXH có gì khó khăn, thuận lợi? Bên cạnh đó, có ý kiến việc phun thuốc diệt muỗi trong khu dân cư trên diện rộng còn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả. Ông có ý kiến như thế nào về các vấn đề trên?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 19
Ông Lê Minh Tuấn trả lời:

Công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh luôn là vấn đề băn khoăn, trăn trở của ngành y tế những năm qua. Chúng ta đã thực hiện bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn có những trường hợp người dân chưa hiểu được ý nghĩa của việc điều trị, giai đoạn nào cần đi điều trị và điều trị thế nào cho đúng.

Dù liên tục được đẩy mạnh nhưng vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng vậy, cũng có trường hợp đáng tiếc, nguyên nhân do người dân không tuân thủ những khuyến cáo, biện pháp phòng, chống của cơ quan chức năng.

Để nâng cao công tác này, hàng năm chúng tôi ngoài tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng còn liên tục tổ chức các chiến dịch tuyên truyền trực tiếp, tiếp xúc với người dân.

Hiện quận Thanh Xuân có tổ chức 1 đội chuyên nghiệp gồm 45 cán bộ y tế được đào tạo, từ các khoa/phòng/trạm y tế phường trên địa bàn đi xuống tận cơ sở để chia sẻ, tư vấn kiến thức để người dân có thể tự phòng bệnh, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh.

Tuy vậy vẫn còn có những trường hợp người dân chủ quan, vì thế không bằng cách nào khác chúng tôi phải liên tục duy trì công tác, kiên trì tuyên truyền. Bên cạnh đó, chúng tôi xác định, trong quá trình tiếp xúc với người dân, cán bộ làm công tác ngoài chuyên môn vững vàng cần có thái độ chuyên nghiệp, thái độ tận tình.

Về việc phun hóa chất diện rộng, chúng ta cũng thấy vấn đề là từ 2 phía. Một phần, công tác tuyên truyền chưa được tốt để người dân nhận thức được thấu đáo. Trong quá trình phun, còn nhiều người dân can thiệp vào quá trình xử lý và có yêu cầu chưa phù hợp.

Trong việc này, người dân cần nhận thức là muỗi vằn sống gần con người, do đó tỷ lệ được phun phải trên 95%, phải phun trong nhà nhiều, chứ không phải phun chủ yếu ngoài môi trường. Để xử lý điều này vẫn tiếp tục kiên trì tuyên truyền để người dân hiểu.

Về mặt khác, chúng tôi phải tăng cường công tác giám sát đội đi xử lý. Ngoài đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, người đi thực hiện phải có tác phong chuyên nghiệp, thái độ tận tình. Bên cạnh đó phải tăng cường công tác phối hợp giữa các cán bộ cơ sở.

Bạn đọc Nguyễn Quang Sáng (Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội) hỏi:

Ở Hà Nội cũng như các địa phương khác, có hiện tượng người dân khi thấy sốt cao, đã tự nhờ cán bộ y tế đến truyền dịch tại nhà, ông có thể cảnh báo mức độ nguy hại của cách làm này?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 20
Ông Phạm Bá Hiền trả lời:
Cách làm này xảy ra khá nhiều và đã có trường hợp đáng tiếc xảy ra, người dân có thói quen khi sốt, ốm là đến các cơ sở y tế tư gần nhà hoặc mời cán bộ y tế là điều dưỡng đến truyền dịch mà không đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
SXH có 3 giai đoạn thì trong giai đoạn 3 ngày đầu không có dấu hiệu cảnh báo như sốt cao, theo các khuyến cáo và điều trị tại các bệnh viện thì tốt nhất nên bù nước như trái cây, orezo… Trong giai đoạn này nếu truyền dịch không đúng với quy định, đôi khi ở nhà không đủ thiết bị y tế cũng như thiếuhiểu biết có thể xảy ra sốc truyền dịch.
Giai đoạn có bật huyết tương từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, nếu như truyền ở giai đoạn này không đúng với khuyến cáo thì rất nguy hiểm, cần phải truyền dịch theo trình độ thoát dịch và loại dịch hay mức cần truyền bao nhiêu. Cần có cán bộ có chuyên môn và đã được tập huấn thì mới có kiến thức để truyền. Bên cạnh đó, nếu qua giai đoạn thoát huyết tương mà truyền nhiều  cũng sẽ dẫn đến tràn dịch, suy tim, phù phổi và có nguy cơ tử vong.
 
Bạn đọc Nguyễn Thị Linh (Quận Đống Đa) hỏi:
Việc phun hóa chất có hiệu quả trong thời gian bao lâu? Ở khu dân cư cũng như trường học, nhiều nơi tự mua bình xịt về để phun diệt muỗi, ông có khuyến cáo gì?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 21
Ông Nguyễn Hữu Thân trả lời:
Việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết, trong đó có phương pháp phun hóa chất để tiêu diệt muỗi trưởng thành. Hiện nay, ngành y tế Hà Nội đang tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh nhằm mục đích chủ động phòng bệnh khi mật độ muỗi tang cao. Thứ hai là sẽ thực hiện phun hóa chất khi có ổ dịch được xác định trên địa bàn TP. Việc phun hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cả danh mục hóa chất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc người dân tự mua hóa chất về tự phun, trên quan điểm chuyên môn, chúng tôi không khuyến khích việc đó và ngành y tế chưa có hướng dẫn gì để người dân tự mua thuốc phun hóa chất. Việc phun hóa chất của ngành y tế Hà Nội chỉ có tác dụng thức thời diệt muỗi trưởng thành có virus gây bệnh, phun nhanh, diệt nhanh và không có hiệu quả diệt muỗi lâu dài cho những ngày sau, chỉ có tác dụng vài giờ. Việc sau khi thấy muỗi xuất hiện trong nhà là có thể giải thích được vì muỗi mới sinh trưởng, muỗi mới nở thì thuốc không có tác dụng.
Hiện nay, trên mạng có nhiều cá nhân tự đi quảng bá là phun thuốc tại hộ gia đình, chúng tôi không khuyến cáo người dân, kỹ thuật và hóa chất họ sử dụng vì chúng tôi không kiểm soát được, do đó người dân nên liên hệ với cơ sở y tế trên địa bàn, trung tâm y tế trên địa bàn… hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ lớn của Nhà nước như viện ký sinh trùng, các viện đầu ngành để có thể an tâm về việc phun hóa chất diệt muỗi gây bệnh.
Bạn đọc Nguyễn Văn Sỹ (Thành Công, Đống Đa, Hà Nội) hỏi:
Xin ông/bà cho biết các triệu chứng cụ thể của bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 22
Ông Phạm Bá Hiền trả lời:
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do virus gây ra và ban đầu thường ủ bệnh 4 đến 7 ngày, khởi phát rất đột ngột như: Sốt cao, sốt cao liên tục, đau đầu, đau nhức các khớp. Cụ thể, SXH sẽ có 3 giai đoạn, 3 ngày đầu bệnh nhân cảm thấy bình thường, không có gì khác biệt, giai đoạn 2 từ ngày 3 trở đi bệnh nhân sẽ mệt mỏi, đau người, sốt… và giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm từ ngày 4 đến ngày thứ 7 sẽ có những rối loạn như tăng tiểu cầu, gan to,  gan to, xuất huyết.
Ngoài ra, còn có triệu chứng niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, phụ nữ rong kinh, rong huyết. Những dấu hiệu nặng là cô đọng máu, có nguy cơ sốc, tiểu cầu giảm rất nhiều dẫn đến SXH, tràn dịch các màng như phổi.
SXH chia ra làm các giai đoạn ủ bệnh, căn cứ vào cảnh báo thì cần điều trị ở nhà hay bệnh viện. Có tới 90 đến 95% điều trị kiểm soát tốt, thăm khám và chỉ định của bác sĩ thì điều trị tại nhà, có hướng dẫn của cán bộ, nhân viên y tế. Chỉ có 5 đến 10% cần phải điều trị nội trú, hoặc cảnh báo hay bệnh nền như béo phì, cao tuổi, thận, gan, tiêu hóa; những người sống xa nhà không có điều kiện theo dõi.
Người dân khi nghi ngờ có những triệu chứng đầu tiên của bệnh phải đến cơ sở y tế gần để thăm khám, chẩn đoán. Triệu chứng ban đầu giống các bệnh khác nên chỉ thăm khám, xét nghiệm mới có thể tìm ra nguyên nhân. Bệnh truyền nhiễm nhiễm sẽ có căn cứ, dịch tễ theo mùa, địa lý. Kể cả Covid-19 cũng phải có yếu tố dịch tễ như tiếp xúc, sinh sống với trường hợp có nghi hoặc nhiễm Covid-19.
Bạn đọc Trương Thanh Thúy (Quận Hoàng Mai) hỏi:
Ông có thể cho biết chu kỳ của bệnh sốt xuất huyết?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 23
Ông Nguyễn Hữu Thân trả lời:
Bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu trong nhiều năm nay, do đó chu kỳ cũng đã được viết ra. Trước hết, sốt xuất huyết là bệnh có tính mùa rõ rệt, tùy những khu vực sẽ ghi nhận đỉnh cao vào những tháng nhất định.
Chẳng hạn tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết sẽ bắt đầu gia tăng vào tháng 6 - 7 và đến tháng 10 - 11 sẽ là đỉnh cao. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các tháng còn lại sẽ không có người mắc sốt xuất huyết. Nhìn chung tại Hà Nội, người mắc sốt xuất huyết rải rác quanh năm.
Chu kỳ thứ hai của sốt xuất huyết là theo giai đoạn. Chẳng hạn tại địa bàn Hà Nội, khoảng 5 - 10 năm sẽ có 1 đợt dịch lớn bùng phát, do nhiều yếu tố, bao gồm khí hậu, biến động dân cư.
Hiểu rõ chu kỳ này, nó sẽ góp phần cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh: Thứ nhất là chủ động triển khai các biện pháp tuyên truyền. Thứ hai là tập trung nguồn lực ưu tiên cho các năm bùng phát.
Bạn đọc Nguyễn Sân (Láng Hạ, HN) hỏi:

Ông có thể cho biết tình hình bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện thời điểm này?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 24
Ông Phạm Bá Hiền trả lời:
Hàng năm bệnh viện Đa khoa Đống Đa sẽ điều trị, khám các bệnh truyền nhiễm, ngoài ra còn tiếp nhận bệnh nhân trong và ngoài công lập. So với với 2019, số lượng khám 6.000 bệnh nhân, điều trị nội trú hơn 1.000 BN được chẩn đoán lâm sàng.
Đến năm 2020, số đến khám tại bệnh viện là 1.400 bệnh nhân, số bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 400. Từ tháng 9 đến tháng 11 năm nay đã dao động 20 - 40 bệnh nhân/ngày. Thời điểm này thời tiết đang chuyển mùa, số lượng còn rải rác khoảng 10 trường hợp. Bệnh số xuất huyết thường tập trung vào tháng 7 đến 11 và tháng 12 sẽ giảm rõ rệt.
Bạn đọc Trần Quốc Trường (Quận Đống Đa) hỏi:
Ông có thể cho biết tình hình dịch bệnh SXH đến thời điểm này trên địa bàn Hà Nội, so với mọi năm, SXH có gì khác biệt không?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 25
Ông Khổng Minh Tuấn trả lời:
Năm 2020, giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Hà Nội ghi nhận trên 6.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 3 type lưu hành, đáng tiếc 2 người đã tử vong. Đặc biệt là trường hợp cháu bé 15 tuổi, gia đình có 2 người hoạt động trong ngành y tế. Để thấy, chúng ta hoàn toàn không thể chủ quan với dịch sốt xuất huyết, dù tỷ lệ mắc bệnh không cao.
Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội trả lời câu hỏi của độc giả.
Thứ 2, trong năm nay, ngoài Covid-19 và sốt xuất huyết, TP Hà Nội đã cơ bản khống chế được các dịch bệnh khác. Đáng chú ý, bệnh tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, và năm nay chủ yếu tập trung tại các địa phương ngoại thành thay vì nội đô như trước, điển hình là huyện Đông Anh. Đối với bệnh sởi, TP đã triển khai tiêm chủng vaccine sớm từ cuối 2018, đầu năm 2019. Do đó, tình hình bệnh sởi năm nay đã được TP kiểm soát tốt.
Từ nay cho đến hết năm và dịp đầu xuân, mặc dù Chính phủ đã hạn chế các chuyến bay. Nhưng điều này sẽ là bất khả kháng trong thời điểm Tết cổ truyền, do đó người nhập cảnh vào Hà Nội dự kiến vẫn cao, là nguy cơ để dịch bệnh Covid-19.
Trong mùa Đông xuân năm nay, dự báo nền nhiệt cuối 2020 tương đối thấp, kéo theo nguy cơ bệnh về đường hô hấp sẽ gia tăng. Do đó, chúng tôi hy vọng phối hợp với các cơ quan báo chí để thực hiện tuyên truyền tốt về việc chống sốt rét, thực hiện tiêm vaccine cúm mỗi năm 1 lần. Thực hiện tốt công tác này, không chỉ sốt xuất huyết, chúng ta có thể phòng chống, cũng như khống chế tốt nhiều bệnh dịch khác.
Bạn đọc Trần Thị Minh (Quận Hà Đông) hỏi:

Ông có thể cho biết cách kiểm soát nguồn lây bệnh?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 27
Ông Nguyễn Hữu Thân trả lời:
Ông Nguyễn Hữu Thân - Phó trưởng khoa phụ trách khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, CDC Hà Nội trao đổi tại buổi tọa đàm.
Sốt xuất huyết là bệnh tương đối nặng và tính biến động dân cư cũng khiến cho sốt xuất huyết lây lan theo khu vực thể hiện ở khu vực có cư dân nhiễm bệnh cao lây đến khu vực thấp hơn, hiện nay thế giới và Việt Nam đều đang hướng đến kiểm soát cắt nguy cơ. Vì thế việc tuyên truyền đối với người dân, các cấp chính quyền là vô cùng quan trọng, cụ thể là UBND cấp phường, xã cần huy động lực lượng tham gia phòng chống dịch để giảm nguy cơ lây bệnh.
Bạn đọc Nguyễn Văn Thuyết (thuyetnguyen1293@gmail.com) hỏi:
Ông có thể đánh giá tình hình sốt xuất huyết hiện nay trên địa bàn quận Nam Từ Liêm?  hay không sự theo sát của Trung tâm Y tế phường trong việc tuyên truyền cho người dân về sốt xuất huyết?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 29
Bà Đỗ Thị Lê Vân trả lời:
Đối với tình hình dịch bệnh, tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của đồng chí Lê Minh Tuấn - Phó Giám đốc TTYT Thanh Xuân.
Về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đến thời điểm này năm nay có số lượng giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dịch tăng bắt đầu từ tuần 30, tăng mạnh từ tuần 36, 37 38. Bắt đầu từ tuần 39, tình hình dịch bệnh giảm rõ dệt. Đến thời điểm này chỉ còn lác đác số bệnh nhân mắc bệnh.
Về việc tuyên truyền, chúng tôi truyền đạt đầy đủ và bài bản theo chỉ đạo của CDC Hà Nội và Trung tâm y tế quận. Mặc dù thường xuyên duy trì phòng chống dịch Covid-19, nhưng chúng tôi vẫn không vì thế mà giảm tuyên truyền sốt xuất huyết. Bên cạnh tuyên truyền về phòng chống Covid-19, trên hệ thống loa của phường chúng tôi vẫn duy trì tuyên truyền sốt xuất huyết.
Chúng tôi dán pano, áp phich to, đặt ở những nơi đông người, mang tính chất tăng cường khẩu hiệu cho người dân dễ nhìn thấy. Chỗ nào có người dân mắc bệnh, chúng tôi đều tiến hành dán khẩu hiệu thông báo kèm thông tin của trạm y tế phường và số điện thoại liên lạc.
Chúng tôi vẫn chọn hình thức tuyên truyền trực tiếp, vì tình hình dịch Covid-19 nên chúng tôi chia nhỏ ra xuống từng cụm dân cư, từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền và rà soát những bệnh nhân sốt xuất huyết thay vì tổ chức ở trong hội trường lớn. Chúng tôi có loa kéo để tuyên truyền cho người dân biết là có người dân sốt xuất huyết trong cộng dồng để người dân chủ động phòng, chống. Chúng tôi cho rằng, những cố gắng trong công tác tuyên truyền đã góp phần khiến tình hình dịch năm nay giảm nhiều so với năm 2019.
Bạn đọc Phạm Hương (Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi:

Xin ông cho biết tình hình sốt xuất huyết hiện nay tại địa bàn phường Mễ Trì? Công tác phòng chống SXH có gì khó khăn, thuận lợi?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 30
Ông Nguyễn Hữu Giáp trả lời:
Trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch sốt xuất huyết dengue, đại dịch Covid-19 nói riêng thì công tác tuyên truyền là 1 trong những hoạt động quan trọng nhất để thay đổi nhận thức của người dân.
 Ông Nguyễn Hữu Giáp - Trạm trưởng TYT phường Mễ Trì trả lời câu hỏi của độc giả.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú: Tuyên truyền tại các hội nghị, lớp tập huấn, phát thanh qua loa đài, khẩu hiệu, poster, tờ rơi tuyên truyền, cam kết diệt bọ gậy…  Nhưng trong quá trình triển khai tại các tổ dân phố có thuận lợi và khó khăn  như sau:
Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo quyết liệt của Quận ủy, UBND quận, TTYT quận Nam Từ Liêm, Đảng ủy, UBND phường Mễ Trì và sự vào cuộc đồng bộ cả hệ thống chính trị từ phường đến các tổ dân phố.
Khó khăn:
Thứ nhất, khó khăn, phức tạp trong quản lý do địa bàn rộng với diện tích 467ha, nhiều công trình công cộng, tòa nhà, chung cư cao tầng xen lẫn cụm dân cư, nhiều hộ có phòng trọ cho thuê, đặc biệt các công trình xây dựng hàng năm từ 150 - 200 hộ gia đình. Song song đó là vấn đề nhân lực của trạm y tế không đáp ứng khi dịch bùng phát.
Thứ hai, nhiều năm nay, dịch sốt xuất huyết lưu hành trên địa bàn phường Mễ Trì, nhiều hộ gia đình xây dựng đã diệt bọ gậy nhưng chưa triệt để, mật độ dân số rất cao di biến động, kiểm soát nguồn lây gặp rất nhiều vất vả, diễn biến thời tiết thường xuyên thay đổi, nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát bất cứ thời điểm nào. Vì đây là bệnh nền của dịch Covid-19 nếu không thực hiện tốt các giải pháp nguy cơ dịch chồng dịch.
Thứ ba, một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý chủ quan ở thời điểm đầu của mùa dịch sốt xuất huyết, chỉ lo phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ tư, nhân lực huy động phòng chống dịch sốt xuất huyết đa phần là người cao tuổi, sức khỏe không đảm bảo, tham gia các hoạt động còn mang tính hình thức nên hiệu quả diệt bọ gậy chưa cao.
Thứ  năm, trong quá trình phun hóa chất,vệ sinh môi trường diệt bọ gậy một số hộ gia đình không hợp tác, đi vắng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ phun thuốc.
Thứ sáu, do đề án tinh giảm, sắp xếp lại vị trí chức danh từ phường đến các tổ dân phố, nhân lực luôn bị xáo trộn khó khăn trong việc chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Bạn đọc Hoàng Anh Khánh (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) hỏi:
Xin ông cho biết tình hình sốt xuất huyết hiện nay tại địa bàn quận?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Ngăn ngừa phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” - Ảnh 32
Ông Lê Minh Tuấn trả lời:
Quận Thanh Xuân là địa bàn giáp ranh, có lượng người dân cư, sinh viên ở trọ, người tỉnh ngoài cư trú đông, nên nhiều năm qua luôn nằm trong Top 4 mắc dịch sốt xuất huyết (SXH) cao nhất TP. Tính đến tuần thứ 2, tháng 12/2020, quận có 233 ca mắc SXH, 40 ổ dịch. Con số này có giảm so với nhiều năm, 1 phần nguyên nhân cũng do dịch Covid-19.
Nhờ sự tham mưu của TTYT, tình hình mắc SXH quận Thanh Xuân những năm gần đây có giảm rõ rệt. Nhưng chúng tôi vẫn xác định chưa thể chủ quan, vẫn nắm chắc tình hình và triển khai các biện pháp phòng chống chủ động, tích cực.