Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải |
Theo Tổng Biên tập Nguyễn Minh Đức, dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung bộc lộ nhiều khó khăn. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, du lịch, giải trí, nhà hàng, khách sạn,… bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều DN phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc bị tạm ngừng hoạt động, dẫn đến việc làm, an sinh của người lao động khó có thể duy trì... Song, cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, TP Hà Nội, sự nỗ lực của chính cộng đồng DN đã góp phần nâng chỉ số PCI của Thủ đô, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung..." - Ông Nguyễn Minh Đức nói.
Ông Nguyễn Minh Đức cho rằng: "Ngày hôm nay, chúng ta ngồi tại đây đề bàn thảo một số nội dung liên quan đến vượt khó cho DN, đặc biệt là trong bối cảnh đại địch đang diễn ra trên khắp cả nước. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm ra giải pháp hữu hiệu, căn cơ và lâu dài cho bối cảnh Việt Nam chúng ta. Thành công của phòng, chống dịch sẽ tạo ra cơ hội cho các DN phát triển"."Chúng ta sẽ vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội. Tôi đồng ý với quan điểm của ông Nguyễn Xuân Phú rằng chúng ta không thể chống dịch theo cách cũ như trước, mà phải theo xu hướng mục tiêu của thế giới: Phải có vaccine. Chỉ vaccine mới cứu rỗi được thế giới, cứu rỗi được nền kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam. Ngày hôm qua, Chính phủ cũng đã công bố kế hoạch thành lập quỹ vaccine của Việt Nam. Vậy liệu rằng, thách thức điều hành quỹ này như thế nào, trách nhiệm của Chính phủ cũng như các bộ ngành ra sao, và đặc biệt là mong muốn của các DN trong việc đồng hành cùng Chính phủ để tự cứu mình, cũng như đóng góp cho xã hội như thế nào. Tôi rất mong trong cuộc toạ đàm hôm nay, ông Vũ Tiến Lộc và các chuyên gia có mặt tại đây quan tâm cho ý kiến." - Ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Thay mặt Ban Tổ chức, ông Nguyễn Minh Đức gửi lời cảm ơn các diễn giả, khách mời tham dự chương trình và mong muốn ở phần đối thoại mọi người sẽ chia sẻ, giải đáp một cách thẳng thắn, cởi mở. Đồng thời, cảm ơn các DN doanh nhân đã đồng hành để sự kiện được tổ chức thành công… Hy vọng các đơn vị, khách mời sẽ tiếp tục đồng hành với báo trong các chương trình lần sau với mục tiêu vì sự phát triển của cộng đồng DN.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc trao đổi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải |
Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải. |
Kết thúc buổi tọa đàm, Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá cao những ý kiến của các khách mời, và cũng chia sẻ với những khó khăn mà cộng đồng DN đang phải đối mặt trong đại dịch Covid-19.
Thứ 2, qua toạ đàm, chúng tôi hiểu được các vấn đề về mặt chính sách phát sinh, đòi hỏi Chính phủ và các Bộ ngành phải có những xem xét sửa đổi, cụ thể và thiết thực hơn để hỗ trợ DN.
Thứ 3, liên quan đến các giải pháp để hỗ trợ DN, tôi đề xuất Hiệp hội phối hợp với Báo Kinh tế&Đô thị và Trung tâm hỗ trợ cần nghiên cứu các chương trình, chính sách của Chính phủ và TP đã ban hành. Hiện tại, TP Hà Nội đã có một số nghị quyết liên quan đến hỗ trợ DN mà nhìn chung chúng ta chưa tận dụng được hết. Ví dụ, TP đã có gói hỗ trợ, bao gồm xây dựng thương hiệu cho các DN vừa và nhỏ, hỗ trợ đăng ký kinh doanh, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp... Do đó, tôi cho rằng sau cuộc toạ đàm hôm nay, Hiệp hội cần nghiên cứu và cụ thể hoá, bắt tay vào xây dựng kế hoạch, đề xuất gửi TP để sớm triển khai.
Hiện TP Hà Nội đang triển khai 10 chương trình công tác lớn, với nhiều chương trình đầu tư, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Ví dụ như chương trình 04 về nông thôn mới, các chương trình về chuyển đổi số, thương mại điện tử, hay lớn hơn là các chương trình quy hoạch, đầu tư hạ tầng trên địa bàn TP và liên vùng của thủ đô.Cùng với hiệp hội và báo Kinh tế&Đô thị, tôi sẽ chuẩn bị một số tài liệu để cung cấp thêm, cũng như tổ chức các toạ đàm, để chung tay thực hiện 10 chương trình công tác lớn của TP, hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn, giúp DN của chúng ta khắc phục được những khó khăn do dịch bệnh gây ra."Cũng theo Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức: "Riêng từ góc độ các cơ quan báo chí, chẳng hạn như báo Kinh tế&Đô thị cũng đang bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, trong đó chú trọng đến việc đồng hành với DN từ việc xây dựng thương hiệu số cho đến khâu bán hàng. Các cơ quan báo chí luôn sẵn sàng hỗ trợ các DN, đặc biệt là các DN còn non trẻ.Cuối cùng, tôi xin đề nghị sau toạ đàm này, báo Kinh tế&Đô thị và Hiệp hội sẽ có bản tổng hợp các ý kiến, đưa ra đề xuất cụ thể gửi TP và Chính phủ quan tâm nghiên cứu, từ đó có những thay đổi và xây dựng chính sách về kinh tế xã hội, về vaccine, cải cách hành chính... nhằm tạo điều kiện cho DN trong thời gian tới.-
Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch Hanoisme
Ông Nguyễn Minh Đức
-
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hanoisme
Ông Mạc Quốc Anh
-
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội (Sở KH&ĐT), Ủy viên Ban Chấp hành Hanoisme
Ông Lê Văn Quân
-
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse, Phó Chủ tịch Hanoisme
Ông Nguyễn Xuân Phú
-
Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, Ủy viên Ban Chấp hành Hanoisme
Ông Thân Đức Việt
-
Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu
-
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Ông Vũ Tiến Lộc
Hiện nay chúng ta không thể tách rời giữa kinh doanh và chống dịch. Bên cạnh duy trì những giải pháp tích cực như tạm hoãn, chậm nộp thuế, với các gói mới chúng ta phải tính đến một cách bài bản hơn. Có 2 quan điểm tôi rất đồng ý sau khi trao đổi với các DN trong tọa đàm. Một là, chúng ta phải chủ động xây dựng các gói hỗ trợ, Chính phủ phải đi trước trong xây dựng các kịch bản. Tiếp đó phải tiếp cận theo nhóm đối tượng.
Tôi rất lo ngại, nếu không chú ý đến khía cạnh này, có thể dẫn đến tình trạng chúng ta bị trục lợi chính sách. Tôi lấy ví dụ, có những DN, ngay cả khi chúng ta có hỗ trợ thì họ vẫn không thể tồn tại được, vẫn rút lui khỏi thị trường. Do vậy, nguồn lực của Chính phủ sẽ bị lãng phí. Chúng ta phải ưu tiên hỗ trợ những DN có khả năng phục hồi. Do đó phải phân loại đối tượng theo quy mô, theo ngành nghề, theo khả năng chống dịch...
Về vaccine, chúng ta có 2 nguồn, Chính phủ đang làm rất tốt trong khả năng của mình. Nhưng phải mở ra một kênh nữa là vaccine DN. Hiện nay, theo phản ánh, chi phí xét nghiệm, truy vết Covid-19 cao hơn rất nhiều so với tiêm vaccine. DN nên được quyền chủ động tiêm vaccine từ nguồn DN tự chi trả. Nhà nước kiểm soát về mặt an toàn, ở 2 khía cạnh là quy trình tiêm và danh mục vaccine. Tuy vậy, những quyết định của Chính phủ về vaccine DN cần phải rất nhanh. Nếu chúng ta trì hoãn 2, 3 tháng nữa, câu chuyện này có khi lại không còn ý nghĩa nữa. Theo tôi, đây là "liều thuốc" nên được ưu tiên số 1 hiện nay.
Về lâu dài, tôi rất mong muốn ngoài các biện pháp trực diện để phục hồi nền kinh tế, kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ cần có những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh.
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN Hà Nội (Sở KH&ĐT), Ủy viên Ban Chấp hành Hanoisme Lê Văn Quân phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Về mặt vĩ mô, số liệu thống kê về DN trong những tháng đầu năm vẫn rất quan ngại. Trong khi số DN thành lập mới và quay trở lại kinh doanh cơ bản không thay đổi so với các năm trước. Tuy nhiên số DN rút lui và tạm ngừng kinh doanh là rất cao. Thống kê 4 tháng đầu năm 2019, số DN rút lui khỏi thị trường là 22.000 DN, tăng lên 41.000 năm 2020, và năm nay đã lên tới 51.500 DN. Bên cạnh đó số DN tạm ngừng kinh doanh là 28.000, trong khi năm 2019 chỉ có 16.000.
Về nguyên nhân, theo tôi một phần rất lớn do Coivd-19. Covid-19 ảnh hưởng tới tất cả các DN, ở các mức độ khác nhau. Thậm chí, làn sóng Covid-19 lần thứ tư còn rất nguy hiểm, khi đánh vào 2 cơ sở của nền kinh tế mà Chính phủ cố giữ vững thời gian qua. Đó là cơ sở y tế và khu công nghiệp.
Sức đề kháng của DN cũng ngày càng giảm đi theo thời gian. Như SunHouse của anh Phú vừa chia sẻ có thể cầm cự được 3 năm. Nhưng tôi tin sang năm thứ 2, khả năng cầm cự sẽ giảm xuống còn 1 năm, rồi năm sau không biết sẽ không biết như thế nào nếu tình hình tiếp tục diễn biến bất lợi. ''Sức khỏe'' của DN sẽ ngày càng yếu đi theo thời gian,
Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư trao đổi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải. |
Với các chính sách hỗ trợ DN thời gian qua, chúng ta cần phải rút ra 2 bài học.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc trao đổi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải. |
Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, Ủy viên Ban Chấp hành Hanoisme Thân Đức Việt trả lời câu hỏi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải. |
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse, Phó Chủ tịch Hanoisme Nguyễn Xuân Phú trao đổi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Hải |