Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Toàn bộ bị cáo vắng mặt trong phiên tòa đầu tiên xử vụ MH17

Kinhtedothi - Gần 5 năm rưỡi sau một trong những sự cố máy bay nguy hiểm nhất lịch sử hàng không, tòa án quận Hague, Hà Lan, hôm nay xét xử vụ kiện gây nhiều căng thẳng chính trị giữa Nga và phương Tây, sau khi Tổng thống Vladimir Putin trước đó bác bỏ cáo buộc của Hà Lan và Australia về vai trò của nước ông.
Hình ảnh 4 nghi phạm được công bố trong một cuộc họp báo của nhóm điều tra chung từ 5 quốc gia.
Từ 10h sáng 9/3 (giờ địa phương), 2 công dân Nga và 1 công dân Ukraine buộc phải hầu tòa để làm rõ vai trò của họ trong vụ tai nạn của hãng Malaysia Airlines ở miền Đông Ukraine vào ngày 17/7/2014. Các nghi phạm được đề xuất sau cuộc điều tra kéo dài nhiều năm của một nhóm điều tra chung từ 5 quốc gia.
Tuy nhiên các bị cáo đều không có mặt, khi Nga không đồng ý dẫn độ công dân của mình là các nghi phạm: Igor Girkin, Sergey Dubinskiy và Oleg Pulatov. Leonid Kharchenko, nghi phạm từng sống tại lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine, hiện vẫn đang bị truy nã.
Trước đó, thông qua người phát ngôn Dmitry Peskov, Điện Kremlin tuyên bố cần xem xét tính hợp lệ của phán quyết, đặt nghi vấn về tính khách quan của đội điều tra vì nước này đã không được cùng tham gia.
Igor Girkin, cựu chỉ huy quân ly khai, cũng tuyên bố sẽ không tham dự phiên tòa. "Dân quân đã không bắn hạ chiếc máy bay Boeing đó", ông này trả lời báo giới qua điện thoại.
Nhận dạng của 4 nghi phạm được chính thức công bố sau khi các nhà điều tra cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng tên lửa BUK, đã bắn rơi máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 và giết chết toàn bộ 298 người, thuộc về đội tên lửa phòng không thứ 53 của Lữ đoàn Nga ở Kursk.
Ukraine sau đó cáo buộc phe ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền Đông nước này chính là thủ phạm bắn hạ máy bay.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Putin bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào kết quả của nhóm điều tra chung - bao gồm các nhà điều tra tội phạm từânustralia, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraine. Nga chỉ trích các cáo buộc là vô căn cứ, nhằm mục đích làm mất uy tín của nước này trong mắt cộng đồng quốc tế.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại của thân nhân nạn nhân cũng có thể trở thành một phần của vụ kiện, và nếu các bị cáo quyết định xuất hiện ở giai đoạn sau, mọi thủ tục tố tụng sẽ phải bắt đầu lại.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ