Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh đại công trường sửa chữa mặt cầu Thăng Long

Phạm Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong lần đại tu thứ 3 này, cầu Thăng Long (Hà Nội) được bóc sạch lớp bê tông, lớp keo dính hiện hữu để phủ lại bề mặt bằng công nghệ mới. Tổng kinh phí sửa chữa lên tới gần 270 tỷ đồng.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được xây dựng từ cuối năm 1974, hoàn thành vào giữa năm 1985. Cầu Thăng Long có 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ, trong đó cầu dành cho ô tô lưu thông ở tầng 2, phần đường ô tô rộng 16,5m gồm 4 làn xe, chiều rộng hành lang bộ hành hai bên 2m.
Sau lần sửa chữa vào năm 2009, đến nay mặt đường tầng 2 cầu Thăng Long đã bị hư hỏng rất nặng và đang được tiến hành đại tu.
Tổng mức đầu tư dự án sửa chữa cầu Thăng Long là 269,3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ. Lớp bề mặt cũ của cầu dày hơn 100mm sẽ được bỏ dỡ hết.
Lớp bề mặt cũ của cầu sau khi được bóc dỡ chờ vận chuyển đổ bỏ.
Công việc bóc dỡ được thực hiện bằng máy móc hiện đại kết hợp với thủ công để tránh ảnh hướng để bề mặt thép nguyên gốc. Hiện tại, việc bóc dỡ đã gần xong.
Công nhân bỏ lớp keo kết dính cũ nguyên thủy của cầu.
 
Ở lần đại tu này, công nhân cải tạo bản thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ bằng cách làm sạch bề mặt, hàn đinh neo dài 5cm theo công nghệ plasma tốc độ nhanh để không gây biến tính vật liệu thép. Sau đó, công nhân đặt lưới thép lên rồi đổ bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao.
Tính đến nay, cầu Thăng Long đã trải qua 2 lần đại tu và hàng trăm lần sửa chữa nhỏ.
2 trạm trộn bê-tông 'khổng lồ' cũng đã được lắp đặt xong.
Một số hình ảnh công nhân thi công trên công trường chiều 27/8.
 
 
 
 
 
Từ ngày 8/8, để phục vụ thi công dự án, xe cộ bị cấm lưu thông ở tầng trên của cầu (dành cho xe cơ giới) để phục vụ việc thi công sửa chữa. Khi cầu Thăng Long đóng cửa, ô tô ra vào cửa ngõ Tây Bắc Hà Nội phải dồn sang cầu Nhật Tân.