Speedtest cũng cho biết, đối với Internet băng rộng cố định, Việt Nam đạt tốc độ tải xuống 78,43 Mb/giây, kém xa chỉ số 107,50 Mb/giây trên thế giới.
Cải thiện đáng kể là tốc độ tải lên của Internet Việt Nam vượt mốc trung bình, như mạng di động là 19,25 Mb/giây so với 12,35 Mb/giây, còn băng rộng cố định là 68,38 Mb/giây so với 58,27 Mb/giây.
Tốc độ truy cập mạng di động nhanh nhất thế giới thuộc về UAE với 190,03 Mb/giây, tiếp đến là Hàn Quốc 189,2 Mb/giây. Trong khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu là Singapore đạt 85,93 Mb/giây, đứng thứ 18 toàn cầu, Brunei 59,34 Mb/giây (thứ 36), Thái Lan 48,89 Mb/giây (thứ 51) và Việt Nam (thứ 58).
Với Internet băng thông rộng cố định, đứng đầu thế giới là Monaco với 256,7 Mb/giây, thứ hai là Singapore với 256,03 Mb/giây. Khu vực Đông Nam Á còn có Thái Lan xếp thứ 4 toàn cầu với 216,16 Mb/giây, Malaysia thứ 46 với 100,94 Mb/giây, sau đó tới Việt Nam.
So với tháng 5, Việt Nam tụt 2 bậc trên bảng xếp hạng Internet di động nhưng tăng một bậc về Internet băng thông rộng cố định. Kết quả tốt nhất mà Việt Nam đạt được là vào tháng 4/2020. Khi đó, tốc độ Internet di động tại Việt Nam xếp thứ 49 trên thế giới với 34,80 Mb/giây, vượt mức trung bình toàn cầu.
Kết quả của Speedtest tương đồng với dữ liệu Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cung cấp. Theo số liệu tháng 7, mạng di động tại Việt Nam đạt tốc độ tải xuống 40,15 Mb/giây, tải lên 19,77 Mb/giây, độ trễ 45,69 ms.
Với mạng băng thông rộng cố định, dữ liệu của VNNIC có sự chênh lệch lớn khi tốc độ tải xuống thấp hơn nhiều, chỉ 58,88 Mb/giây, tải lên 56,45 Mb/giây và độ trễ 16,69 Mb/giây.
Theo phân tích của Speedtest, tốc độ truy cập Internet tại Việt Namm giảm nhẹ do một số sự cố liên quan đến cáp quang biển trong tháng 7, trong đó tuyến AAG gặp vấn đề 2 lần trong khi nhiều quốc gia đẩy mạnh hạ tầng, đặc biệt là mạng di động với các hệ thống 5G mới.
Theo dự đoán trong tháng 9 tốc độ Internet tại Việt Nam có thể sẽ không cải thiện do tuyến cáp AAE-1 gặp lỗi và do tiếp tục bị ảnh hưởng từ sự cố với tuyến cáp AAG xảy ra hồi tháng 7.