Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm đặc biệt cho văn nghệ sĩ

NSND Quốc Hưng, Phó Giám đốc Phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chia sẻ tình cảm sâu lắng, đầy xúc động đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Là nghệ sĩ, anh cảm nhận như thế nào về tri thức sâu rộng cũng như sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến từng loại hình văn hóa, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức nước nhà?

NSND Quốc Hưng 

Tôi thấy rằng trên rất nhiều cương vị khác nhau, thời điểm khác nhau, với rất nhiều công việc bận rộn, nhưng bao giờ đồng chí Tổng Bí thư cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến văn hoá. Qua những bài phát biểu, cuốn sách, tôi cảm thấy Tổng Bí thư rất am hiểu về văn hóa. Suy nghĩ của Tổng Bí thư về văn hóa rất sâu, rất lớn.

Tổng Bí thư cũng dành nhiều tình cảm rất đặc biệt cho văn nghệ sĩ, nhà tri thức của đất nước. Tôi nhớ, những năm trước, nhân dịp đầu Xuân năm mới Tổng Bí thư thường tham gia buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ. Trong không khí đầm ấm, chân tình, xúc động của buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  đã nói chuyện gần gũi như một vị cha già và trân trọng cảm ơn tình cảm cao quý, tốt đẹp, chân tình của các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ với Đảng, Nhà nước và đối với công cuộc xây dựng, phát triển chung của đất nước. 

Tôi rất tâm đắc với những điều mà Tổng Bí thư đưa ra về bảo tồn và phát huy văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24.11.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa: “Văn hóa còn là dân tộc còn”, đồng thời có những chỉ đạo tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.

Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư vừa được ra mắt mới đây, tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 

Với văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư luôn dành những tình cảm trân trọng, và văn nghệ sĩ cũng vô cùng yêu quý Tổng Bí thư với những tình cảm sâu lắng. Từ vài hôm trước, khi nhận được tin Tổng Bí thư mệt và yếu, trong Hội đồng chúng tôi đang tuyển sinh, mọi người đều trầm hẳn xuống.

Còn riêng tôi, nghe tin, tôi cảm thấy tâm tư trĩu nặng, ngồi một mình trong phòng làm việc, nghĩ đến Tổng Bí thư và thấy vô cùng xúc động.

Điểm lại những bài hát biểu diễn trong các chương trình ca ngợi Đảng, đất nước, và biểu diễn phục vụ Đại hội, tôi có một kỷ niệm đáng nhớ khi cùng NSND Thái Bảo và đoàn hợp xướng hát Liên khúc “Tổ quốc bốn mùa hoa – Non sông ngàn năm gấm vóc”. Khi kết thúc bài hát, tôi đã được Tổng Bí thư tặng một bó hoa rất đẹp. Khoảnh khắc ấy tôi tự hào và cảm động vô cùng. Đặc biệt, hình ảnh của tôi và Tổng Bí thư lúc đó đã được các anh em ghi lại và gửi cho tôi. Đến giờ tôi vẫn lưu giữ như một kỷ niệm, tình cảm đẹp nhất của tôi với Tổng Bí thư.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ