Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội

Hà Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Chiều ngày 10/6, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã công bố Nghị quyết số 748/NQ-HĐBCQG về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách 499 người trúng cử đại biểu (ĐB) Quốc hội khóa XV. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội.

Trong danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 10 (huyện Củ Chi, Hóc Môn) thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XVI tại Đơn vị bầu cử số 1 (quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền) thành phố Cần Thơ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 3 (các quận Kiến An, Dương Kinh và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) thành phố Hải Phòng.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu) thành phố thành phố Đà Nẵng.
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Theo Nghị quyết, tại 10 Đơn vị bầu cử của thành phố Hà Nội, có 29 người đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Cụ thể:
Đơn vị bầu cử số 1 gồm các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, có 3 đại biểu: Nguyễn Trúc Anh (sinh năm 1974); Nguyễn Quốc Duyệt (sinh năm 1968); Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944).
Đơn vị bầu cử số 2 gồm các quận Hoàn Kiếm, Long Biên và huyện Đông Anh, có 3 đại biểu: Nguyễn Hữu Chính (sinh năm 1963); Trương Xuân Cừ (sinh năm 1960); Bùi Huyền Mai (sinh năm 1975).
Đơn vị bầu cử số 3 gồm các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Thanh Xuân, có 3 đại biểu: Dương Minh Ánh (sinh năm 1975); Nguyễn Phi Thường (sinh năm 1971); Nguyễn Ngọc Tuấn (sinh năm 1966).
Đơn vị bầu cử số 4 gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm có 3 đại biểu: Đặng Minh Châu (Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - sinh năm 1956); Đinh Tiến Dũng (sinh năm 1961); Vũ Thị Lưu Mai (sinh năm 1972).
Đơn vị bầu cử số 5 gồm các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và huyện Hoài Đức có 3 đại biểu: Vũ Tiến Lộc (sinh năm 1960); Bùi Hoài Sơn (sinh năm 1975); Nguyễn Hải Trung (sinh năm 1968).
Đơn vị bầu cử số 6 gồm quận Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai có 3 đại biểu: Phạm Đức Ấn (sinh năm 1970); Đỗ Đức Hồng Hà (sinh năm 1969); Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1966).
Đơn vị bầu cử số 7 gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng có 3 đại biểu: Trần Việt Anh (sinh năm 1975); Trần Thị Nhị Hà (sinh năm 1973); Phạm Thị Thanh Mai (sinh năm 1975).
Đơn vị bầu cử số 8 gồm các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Thạch Thất có 3 đại biểu: Khuất Việt Dũng (sinh năm 1959); Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1974); Lê Nhật Thành (sinh năm 1975).
Đơn vị bầu cử số 9 gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và Thường Tín có 3 đại biểu: Tạ Đình Thi (sinh năm 1973); Nguyễn Tuấn Thịnh (sinh năm 1971); Nguyễn Phương Thủy (sinh năm 1974).
Đơn vị bầu cử số 10 gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, có 2 đại biểu: Hoàng Văn Cường (sinh năm 1963); Nguyễn Anh Trí (sinh năm 1957).