Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng công ty Thương mại Hà Nội: Phát triển mạng lưới bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt, hệ thống bán lẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) xác định trong nhiệm kỳ 2010 - 2015.

KTĐT - Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt, hệ thống bán lẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) xác định trong nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Bí thư Đảng ủy Hapro Nguyễn Hữu Thắng cho biết: Hiện nay, mạng lưới bán lẻ của đơn vị có 3 trung tâm mua sắm, 32 siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, 30 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood. Tuy nhiên, khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì hệ thống này chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô.

Từ định hướng xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại, trong thời gian từ nay tới cuối năm 2011, Hapro sẽ khởi công xây dựngtrung tâmphân phối và mua sắm Hà Nội Shopping Outlet tại Hải Bối - Bắc Thăng Long và Trung tâm mua sắm Hà Nội tại Dương Xá - Gia Lâm; Xây dựng mới 5 trung tâm thương mại loại vừa có quy mô diện tích xây dựng tối thiểu 1.000m2/trung tâm. Bên cạnh việc khởi công xây dựng các trung tâm mua sắm, Hapro sẽ khai trương đưa vào sử dụng 10 siêu thị có quy mô tối thiểu 1.000 m2/siêu thị; Phát triển chuỗi cửa hàng kinh doanh rau, thực phẩm an toàn mang thương hiệu Haprofoodtừ 30 điểm lên 70 điểm. Để hiện thực hóa những mục tiêu này, trong thời gian tới, Hapro đẩy mạnh việc cải tạo các cửa hàng bách hóa nhỏ, lẻ. Cơ cấu hàng hóa của các điểm phân phối này bao gồm các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân do doanh nghiệp trong nước hoặc các đơn vị thành viên của Hapro sản xuất đảm bảo về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bánphù hợp mức sinh hoạt của người lao động.

Ðể có nguồn hàng cung ứng ổn định, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho hệ thống siêu thị Hapro Mart và Haprofood, Hapro đã đầu tư xây dựng vùng cung cấp nguyên liệu tại các huyện Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm và tại Sa Pa (Lào Cai), Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Vĩnh Phúc; xây dựng Khu liên hiệp chế biến rau, củ, quả an toàn tại thị trấn Ðông Anh... Ðây là bước triển khai đầu tiên của Ðề án xây dựng mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn của Hapro với tổng mức đầu tư 369 tỷ đồng. Hoạt động của mô hình Haprofoodđã có tác dụng định hướng cho xu hướng tiêu dùng mới, văn minh hiện đại, góp phần xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm.

Bên cạnh việc xây dựng phát triển hệ thống phân phối tại các huyện ngoại thành, trong năm 2011, đơn vị tiếp tục tổ chức các chuyến bán hàng tại khu vực này. Hoạt động này không chỉ có tác dụng đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về phục vụ người dân ngoại thành mà cònchính thức đánh dấu sự quay trở lại của doanh nghiệp thương mại quốc doanh với thị trường nông thôn. Thông qua những chuyến đưa hàng về nông thôn, đơn vị sẽ có thêm cơ hội tìm kiếm đại lý phân phối hàng hóa, phát triển mạng lưới bán lẻ.

Ông Thắng cho biết thêm: Mặc dù đã có được những thành công nhất định, nhưng Hapro vẫn còn những điểm yếu cần khắc phục trong việc khai thác hệ thống bán lẻ sẵn co, cũng như huy động nguồn lực con người, nguồn khách hàng và xây dựng thương hiệu. Nhằm khắc phục những hạn chế này, thời gian tới, Hapro sẽ tập trung phát triển phù hợp với Quy hoạch chung của Thủ đô; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức cơ cấu lại hệ thống bán lẻ ở các địa điểm có ưu thế; xây dựng vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, rau an toàn. Phấn đấu trở thành một doanh nghiệp thương mại có thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế, đóng vai trò chủ đạo trong việc phân phối, lưu thông hàng hóa và góp phần bình ổn giá, bảo đảm an sinh xã hội cho người tiêu dùng Thủ đô.