Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kết thúc 3 đợt chống hạn vụ Xuân 2022

Tổng cục Thủy lợi đề nghị Hà Nội sớm nâng cấp công trình lấy nước

Kinhtedothi - 24 giờ đêm qua (17/2), đợt xả thứ ba từ các hồ chứa thủy điện nhằm bổ sung nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân 2022 đã kết thúc. Đợt chống hạn cơ bản bảo đảm các mục tiêu đề ra, đặc biệt là tiết kiệm được hàng triệu m3 nước.

Trong đợt chống hạn thứ ba vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã vận hành linh hoạt các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để bổ sung nước cho hạ du từ 6 giờ ngày 11/2/2022 (trước ngày đầu tiên của đợt 3 lấy nước 42 giờ). Mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Sơn Tây (TP Hà Nội) trung bình toàn đợt đạt 1,99m, cao nhất đạt 2,41m.

Vận hành lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2022 tại trạm bơm dã chiến Đan Hoài. Ảnh: Tùng Nguyễn.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 3 là 0,80 tỷ m3; tổng cộng lượng xả của cả 3 đợt là 4,24 tỷ m3. Cụ thể, đợt 1: 1,00 tỷ m3, đợt 2: 2,44 tỷ m3, và đợt 3: 0,80 tỷ m3). Tổng lượng xả so với kế hoạch trong đợt 3 thấp hơn khoảng 0,63 tỷ m3, trong khi tổng hợp cả 3 đợt thấp hơn khoảng 1,33 tỷ m3.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) Lương Văn Anh cho biết, kết thúc đợt lấy nước thứ ba từ các hồ chứa thuỷ điện, tổng diện tích đã lấy được nước toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là hơn 503.235/506.558ha, đạt khoảng 99,4% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Các diện tích còn lại sẽ tiếp tục được địa phương cấp đủ nước bằng trạm bơm dã chiến.

Nhìn chung, công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước được thực hiện sâu sát, quyết liệt góp phần đẩy nhanh tiến độ lấy nước. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh, vừa bảo đảm tiết kiệm nước để phát điện trong điều kiện nguồn nước ngày càng khó khăn, đại diện Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP tổ chức đánh giá, tổng kết công tác lấy nước vụ Xuân 2022, rút kinh nghiệm để triển khai công tác lấy nước tiết kiệm, hiệu quả hơn trong những năm tới.

Riêng đối với Sở NN&PTNT Hà Nội, đại diện Tổng cục Thuỷ lợi đề nghị cần đánh giá khả năng lấy nước của các hệ thống thủy lợi trong vụ Xuân 2022. Triển khai khẩn cấp xây dựng trạm bơm dã chiến Liên Mạc, trạm bơm dã chiến Trung Hà. Đồng thời, sớm quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp một số công trình lấy nước trên địa bàn TP để bảo đảm đủ năng lực theo kịp tiến độ lấy nước của các địa phương khác trong khu vực về lâu dài.

Hà Nội: Rốt ráo hoàn thành chiến dịch chống hạn vụ Xuân

Hà Nội: Rốt ráo hoàn thành chiến dịch chống hạn vụ Xuân

Hà Nội bước vào cao điểm chống hạn vụ Xuân 2022

Hà Nội bước vào cao điểm chống hạn vụ Xuân 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Thép và lọc hóa dầu – “đôi cánh” nâng tầm kinh tế Quảng Ngãi

Thép và lọc hóa dầu – “đôi cánh” nâng tầm kinh tế Quảng Ngãi

13 Jul, 11:11 AM

Kinhtedothi- Nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Quảng Ngãi trong nửa đầu năm 2025 – với GRDP dẫn đầu cả nước – chính là sự bứt phá của hai ngành công nghiệp trụ cột: thép và lọc hóa dầu. “Đôi cánh” này không chỉ đưa kinh tế Quảng Ngãi cất cánh mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ