Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội bước vào cao điểm chống hạn vụ Xuân 2022

Kinhtedothi - Đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân 2022 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã được thực hiện đúng kế hoạch. Hiện, Hà Nội cùng 10 tỉnh, thành khác đang gấp rút chuẩn bị bước vào đợt chống hạn thứ hai.

Theo thống kê, mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Hà Nội trong đợt lấy nước đầu tiên (từ ngày 4/1 đến 6/1) đạt trung bình 1,74m, trong đó thời điểm cao nhất đạt 2,21m. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện (Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) trong đợt 1 là hơn 1 tỷ m3nước.

Vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây) lấy nước gieo cấy vụ Xuân. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Mặc dù vậy, diện tích có nước sau đợt chống hạn đầu tiên so với một số năm gần đây trung bình thấp hơn từ 5 - 39%. Cụ thể, năm 2021 là 21,1%, năm 2020 là 54%, năm 2019 là 54,4%, năm 2018 là 29,5%; trong khi vụ Xuân 2022, diện tích này chỉ đạt khoảng 17%.

Theo kế hoạch, đợt 2 lấy nước chống hạn vụ Xuân 2022 sẽ bắt đầu từ 0 giờ ngày 15/1 đến 24 giờ ngày 22/1/2022 (tổng cộng 8 ngày). Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tăng cường vận hành phát điện tối đa công suất các tổ máy trước khoảng 2 - 3 ngày. Dòng chảy được duy trì ở mức cao (mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội dự kiến đạt trung bình khoảng 1,9m) nên các công trình thủy lợi sẽ có điều kiện thuận lợi để lấy nước. 

 

Theo thống kê của Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội, tổng diện tích gieo cấy vụ Xuân 2022 của Hà Nội đã có nước đến nay đạt khoảng 6.500ha, bằng gần 8% tổng diện tích theo kế hoạch. Bà con nông dân các địa phương đã tiến hành làm đất được hơn 2.400ha; đồng thời gieo cấy được khoảng 800ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Ứng Hoà, Ba Vì, Mỹ Đức, Mê Linh và thị xã Sơn Tây.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Tỉnh nhận định sau khi kết thúc đợt lấy nước thứ hai, cơ bản các địa phương cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước; ngoại trừ một số khu vực thuộc TP Hà Nội, chủ yếu thuộc các huyện: Quốc Oai, Phúc Thọ.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục vận hành công trình đưa nước lên ruộng trong thời gian trước đợt 2 nếu điều kiện nguồn nước cho phép. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện sớm việc làm đất để giữ nước trên ruộng, tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát nước cho các diện tích đã được cấp đủ nước.

Các tỉnh, TP tập trung phương tiện để lấy nước bảo đảm cơ bản hoàn thành kế hoạch sau khi kết thúc đợt 2. Riêng đối với các địa phương đang có diện tích đủ nước thấp và nhiều diện tích khó cấp nước như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, cần rà soát các diện tích gieo cấy khả năng bị thiếu nước, lắp đặt các trạm bơm dã chiến và thực hiện các phương án bổ sung nguồn nước.

Trước diễn biến nguồn nước chưa thực sự thuận lợi trong đợt chống hạn đầu tiên cho sản xuất vụ Xuân 2022, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan vận hành tối đa công suất phát điện các nhà máy thủy điện để tăng cường nguồn nước về hạ du trong đợt chống hạn thứ hai; bảo đảm nâng mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt trung bình khoảng 1,9m, tạo điều kiện nâng cao hiệu suất lấy nước của các công trình thủy lợi.

Hà Nội: Tận dụng tối đa nguồn nước gieo cấy vụ Xuân 2022

Hà Nội: Tận dụng tối đa nguồn nước gieo cấy vụ Xuân 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

08 Apr, 03:18 PM

Kinhtedothi- Thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ thị trường Mỹ bởi những quy định bất lợi và chính sách thuế mới. Lo ngại tăng trưởng xuất khẩu, uy tín của ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là nỗi trăn trở chung của các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ