|
Tổng Giám đốc Công ty CP DKRA Phạm Lâm – Công ty Nghiên cứu thị trường BĐS |
Ông đánh giá như thế nào về nhận định thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh đang rất u ám?- Thực tế hiện nay, thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh kém sôi động. Điều đó cũng có tác động tới thị trường. Đây là giai đoạn những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu buộc phải điều chỉnh. Hiện tại, thị trường thiếu nguồn cung mới, khối lượng giao dịch sụt giảm rõ rệt. Hàng hóa đang giao dịch chủ yếu là hàng bán lại hoặc hàng tồn đọng. Đối với phân khúc đất nền, biệt thự nhà phố cũng trong tình trạng tương tự thiếu nguồn cung mới, giao dịch cũng ảm đạm. Đây là tình hình chung do tác động của việc siết tín dụng ngân hàng.
Giá nhà phố trong các quận trung tâm thời gian qua đã tăng rất mạnh, thiết lập một mặt bằng mới, tuy nhiên giao dịch lại rất ảm đạm, phải chăng đó là dấu hiệu của bong bóng BĐS?
- Một khi có khách hàng chấp nhận mua nhà giá cao, thị trường có giao dịch thì đó là giá thị trường, được thị trường chấp nhận.
Bình Thuận đang trở thành một hiện tượng của thị trường BĐS. Các nhà đầu tư lớn đổ về, giá đất tăng nhanh, theo ông đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?
- Có rất nhiều nguyên nhân tác động lên mặt bằng giá đất ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Trong bối cảnh ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và các TP lớn nói chung nguồn cung, quỹ đất cạn kiệt, mặt bằng giá đẩy lên cao, các nhà đầu tư đổ về khai phá các vùng đất mới. Những nơi đáp ứng được các điều kiện như kết nối giao thông tốt với các TP lớn, hạ tầng phát triển, mặt bằng giá còn thấp... đều có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Giao dịch căn hộ ở TP Hồ Chí Minh tăng 44% Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường nhà ở TP Hồ Chí Minh trong nửa thập niên trở lại đây. Trong giai đoạn 2014 - 2018, mức tăng trung bình số lượng giao dịch căn hộ tại TP này ghi nhận ở mức 44%/năm, với đỉnh cao nhất là 49.000 giao dịch năm 2018. Giá bán trung bình ở TP Hồ Chí Minh ghi nhận ở cuối chu kỳ này đạt 1.600 USD/m2, tăng bình quân 10% mỗi năm và kéo dài trong 5 năm qua do giá leo thang ở tất cả các phân khúc. Hạng A ghi nhận mức tăng giá cao nhất do nguồn cung mới đạt những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn so với trước đây (hạng sang và siêu sang) trong khi hạng B và C tăng giá với tốc độ chậm hơn. Tỷ lệ hấp thụ của thị trường nhà ở trong giai đoạn này đạt 87%, mức cao nhất trong 5 năm vừa qua. Sự phát triển thể hiện rõ nhất ở phân khúc nhà giá rẻ (nhà hạng C), là phân khúc chính của thị trường trong giai đoạn 2014 – 2018, chiếm 60% tổng số giao dịch. |
Hiện nay, các nhà đầu tư đang đổ về Bình Thuận để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thị trường đất đai ở đây vẫn còn khá mới mẻ. Các nhà đầu tư nhỏ cầm trong tay 1 - 2 tỷ đồng không thể nào mơ đến chuyện mua nhà mua đất ở TP Hồ Chí Minh nhưng với số tiền đó có thể mua đất ở Phan Thiết, mua đi bán lại... Chỉ trong vòng một năm qua, mặt bằng giá đất ở Phan Thiết đã tăng ít nhất là 30 - 40%.
Một trong những diễn biến khá bất ngờ là giá đất trên địa bàn một số tỉnh miền Đông rất nóng, thậm chí là đất nông nghiệp tăng giá đến vài lần, theo ông nguyên nhân vì sao?
- Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dọc theo tuyến cao tốc, thời gian di chuyển vào trung tâm Sài Gòn lại ngắn hơn so với điểm xa nhất của TP Hồ Chí Minh. Với những yếu tố như vậy, việc giá đất tăng là điều hết sức bình thường. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm quỹ đất chuẩn bị cho chiến lược đầu tư lâu dài. Những khu vực có giá đất thấp cho dù tăng 200% thì vẫn còn thấp. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi giá đất nông nghiệp trên địa bàn Đồng Nai tăng vài lần.