80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng thống Cộng hòa Séc ký lệnh giải tán quốc hội

Kinhtedothi - Séc rơi vào khủng hoảng chính trị từ tháng 6 sau khi cựu Thủ tướng Petr Necas từ chức do liên quan đến vụ bê bối về hoạt động gián điệp và hối lộ.
Trưa 28/8, Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman đã ký luật giải tán quốc hội, mở đường cho cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn dự định vào ngày 25-26/10 tới.

 
Tổng thống Milos Zeman (trái) chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Jiri Rusnok tại Prague. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thống Milos Zeman (trái) chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Jiri Rusnok tại Prague. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Quyết định trên của Tổng thống Zeman đã được tiên đoán trước, trong bối cảnh Séc rơi vào khủng hoảng chính trị từ tháng 6 vừa qua sau khi cựu Thủ tướng Petr Necas từ chức do liên quan đến vụ bê bối về hoạt động gián điệp và hối lộ.

Tổng thống Zeman sau đó đã bổ nhiệm chính phủ lâm thời mới do ông Jirri Rusnok đứng đầu, song quyết định thành lập chính phủ kỹ trị của Tổng thống Zeman đã vấp phải sự giận dữ từ liên minh trung hữu cầm quyền chiếm đa số tại quốc hội, trước đó đã đưa ra ứng cử viên của riêng mình cho vị trí người đứng đầu nội các mới.

Thêm vào đó, quyết sách "thắt lưng buộc bụng" ngân sách 2014 nhằm cứu vãn nền kinh tế lâm vào suy thoái từ năm 2011 của thủ tướng cũng như của chính phủ tiền nhiệm đã vấp phải sự phản đối đồng loạt từ các đảng khác trong quốc hội.

Kết quả là vào ngày 7/8 vừa qua, với 100 phiếu chống và 93 phiếu ủng hộ, Chính phủ của Thủ tướng Jiri Rusnok đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội.

Một tuần sau, ngày 13/8, ông Jiri Rusnok đệ đơn từ chức của Chính phủ lâm thời lên Tổng thống Milos Zeman và đã được chấp nhận.

Tuy nhiên, Tổng thống Milos Zeman quyết định không bổ nhiệm thủ tướng mới và chính phủ của ông Jirri Rusnok sẽ tiếp tục đảm đương trọng trách cho đến khi có chính phủ mới.

Theo Hiến pháp, Quốc hội Séc ngày 20/8 đã bỏ phiếu tự giải tán, mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử sớm nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị.

Và quyết định giải tán cơ quan lập pháp để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn 7 tháng đã được Tổng thống Milos Zeman ký phê chuẩn ngày hôm nay.

Theo giới phân tích, Đảng Dân chủ Xã hội đối lập được dự kiến sẽ nổi lên là đảng lớn nhất sau cuộc bầu cử được dự báo sẽ "ngốn" 50 triệu USD ngân sách này. Nhiều khả năng Đảng Dân chủ Xã hội sẽ lãnh đạo một nội các thiểu số với sự ủng hộ của Đảng Cộng sản.

Mới đây, cựu Tổng thống Séc Vaclav Klaus tuyên bố ông đang cân nhắc khả năng quay trở lại chính trường và thành lập một đảng cánh hữu để tham gia tranh cử.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ