Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng vốn đầu tư phát triển huy động của Hà Nội tăng hàng năm 11,4%

Thảo Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giai đoạn 2008-2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động trên địa bàn Hà Nội gần 4,04 triệu tỷ đồng, tăng hàng năm 11,04%.

Thông xe cầu Vĩnh Tuy 2
Thông xe cầu Vĩnh Tuy 2

Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét: khu vực nhà nước giảm từ 51% năm 2010 xuống còn khoảng 34,3%; khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh, từ 35,3% lên khoảng 54,8%.

Xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, nhất là đối với các lĩnh vực: cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng CNTT, giáo dục, y tế... Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn lũy kế hết tháng 6/2023 đạt hơn 362 nghìn doanh nghiệp.

Thống kê tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn các năm 2016 - 2021 lần lượt là: 10,4%; 9,4%; 11,2%; 11,8%; 9%; Năm 2022, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 467,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2021, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn,ước năm 2023, đầu tư xã hội tăng 9%.

Đã thu hút mới trên 4,5 nghìn dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. Ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu thì hằng năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Cải cách hành chính, thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” được đẩy mạnh. TP đã ban hành và thực hiện các kế hoạch hàng năm về: cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư... Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần được nâng lên.

Chỉ số cải cách hành chính PAR-Index 2022 tăng 7 bậc, Chỉ số SIPAS tiếp tục giữ nguyên thứ hạng. Thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế; tổ chức triển khai rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình công tác, quy chế làm việc và phương án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại 11 đơn vị.

Ngày 7/6/2023, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 167/KH-UBND về năng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong đó: Giao sở, ban ngành mục tiêu cụ thể là tăng thứ hạng xếp bậc mỗi chỉ tiêu thành phần thuộc lĩnh vực phụ trách; Giao Viện Nghiên cứu KTXH Hà Nội xây dựng và triển khai đánh giá Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương trên địa bàn TP (DDCI) từ năm 2023.