Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Top 5 loại cây và hoa phù hợp trong phòng ngủ

Happynest
Chia sẻ Zalo

Đặt một vài chậu cây phù hợp trong phòng ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon và sâu hơn, đồng thời mang lại bầu không khí trong lành và thư giãn. Cùng điểm danh một số loại cây trồng trong nhà giúp ngủ ngon.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây trồng trong nhà hấp thụ khí CO2 và thải ra oxy vào ban đêm, giúp bạn thở dễ dàng và ngủ ngon hơn. Loại cây này có khả năng loại bỏ một số hóa chất độc hại như formaldehyde, benzen, xylene, toluene và trichloroethylene, góp phần mang lại bầu không khí trong lành cho phòng ngủ.

Cây lưỡi hổ sống tốt trong điều kiện thiếu sáng và chỉ cần tưới nước ít
Cây lưỡi hổ sống tốt trong điều kiện thiếu sáng và chỉ cần tưới nước ít

Cây lưỡi hổ thích nghi tốt với nhiều mức độ ánh sáng, từ ánh sáng mặt trời gián tiếp đến bóng râm. Tưới nước cho cây khi đất khô hoàn toàn, tránh tưới quá nhiều nước vì có thể dẫn đến thối rễ. Bạn nên bón phân cho cây hai tháng một lần bằng phân bón dành cho cây cảnh trong nhà.

Cây nha đam

Cây nha đam cũng có khả năng lọc sạch không khí và cung cấp oxy vào ban đêm, giúp bạn ngủ ngon hơn. Nha đam có đặc tính làm dịu và thư giãn, giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ. 

Nha đam chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại bệnh tật tốt hơn.

Cây nha đam cần nhiều ánh sáng mặt trời để phát triển tốt vậy nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6 tiếng mỗi ngày
Cây nha đam cần nhiều ánh sáng mặt trời để phát triển tốt vậy nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6 tiếng mỗi ngày

Cây nha đam là cây chịu hạn tốt, do đó bạn không cần tưới nước quá thường xuyên, chỉ nên tưới nước cho cây khi đất đã khô hoàn toàn. 

Bạn có thể mua đất trồng cây nha đam đã trộn sẵn hoặc tự trộn đất với các nguyên liệu như xơ dừa, perlite, tro trấu, phân chuồng hoai mục.

Hoa oải hương

Hoa oải hương có mùi hương thơm dịu, giúp thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng, lo âu. Mùi hương của hoa oải hương có tác dụng an thần nhẹ, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Hoa oải hương có thể giúp giảm nhịp tim và huyết áp, tạo cảm giác bình yên và thư thái.

Hoa oải hương được sử dụng để trang trí nhà cửa, làm quà tặng, chiết xuất tinh dầu, pha trà, làm bánh kẹo
Hoa oải hương được sử dụng để trang trí nhà cửa, làm quà tặng, chiết xuất tinh dầu, pha trà, làm bánh kẹo

Hoa oải hương là cây trồng trong nhà thích hợp với loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, có độ pH từ 6.5 đến 8.0. Bạn có thể trộn đất thịt, trấu hun, xơ dừa và phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 2:2:1:1 để tạo hỗn hợp đất trồng cho hoa. Bạn nên Nên lót đáy chậu bằng sỏi hoặc than bùn để đảm bảo khả năng thoát nước cho cây.

Hoa lan ý

Hoa lan ý có khả năng hấp thụ nhiều chất độc hại trong không khí như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene và toluene, góp phần mang lại bầu không khí trong lành và dễ chịu cho phòng ngủ. 

Một nghiên cứu của NASA đã chỉ ra rằng hoa lan ý có thể loại bỏ 90% benzen và 60% formaldehyde trong không khí trong vòng 24 giờ.

Hương thơm nhẹ nhàng của hoa lan ý cũng có tác dụng an thần, tạo cảm giác bình yên và dễ chịu
Hương thơm nhẹ nhàng của hoa lan ý cũng có tác dụng an thần, tạo cảm giác bình yên và dễ chịu

Hoa lan ý ưa sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp, gần cửa sổ hướng Đông hoặc Bắc, tránh đặt cây ở nơi có ánh nắng gắt, có thể làm cháy lá. 

Hoa lan ý thích độ ẩm cao nên phun sương lên lá cây thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô. Bạn có thể đặt chậu cây lên khay có sỏi ẩm để tăng độ ẩm cho cây.

Hoa cúc La Mã

Mùi hương ngọt ngào của hoa cúc La Mã có tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hoa cúc La Mã có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt cảm giác buồn bã và chán nản. 

Ngoài ra, hoa cúc La Mã có tác dụng an thần nhẹ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nên cắt tỉa cành, lá cho cây thường xuyên để loại bỏ những cành già, cành mọc chen chúc, tạo độ thông thoáng cho cây cúc La Mã
Nên cắt tỉa cành, lá cho cây thường xuyên để loại bỏ những cành già, cành mọc chen chúc, tạo độ thông thoáng cho cây cúc La Mã

Cây cúc La Mã ít bị sâu bệnh hại, tuy nhiên, cần lưu ý phòng trừ một số bệnh hại phổ biến như rệp, nhện đỏ, thối rễ. Nên sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học như phun thuốc trừ sâu thảo mộc hoặc dung dịch tỏi ớt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bắt đầu hành trình cải thiện giấc ngủ ngay hôm nay bằng cách mang những "người bạn xanh" này vào phòng ngủ. Hy vọng với các loại cây trồng trong nhà và hoa trên đây, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.