70 năm giải phóng Thủ đô

TP Hồ Chí Minh: Chấm dứt hoạt động chợ tạm Cô Giang quận 1

HUY CHƯƠNG
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo khẩn về việc chấm dứt hoạt động chợ lề đường Cô Giang sau hơn 25 năm hoạt động.

Việc chấm dứt hoạt động chợ Cô Giang nằm trong lộ trình xóa bỏ các chợ tạm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để lập lại trật tự giao thông, hướng đến văn minh đô thị.
Chợ lề đường Cô Giang được hình thành trước năm 1994, hoạt động từ 5 giờ sáng đến 1 giờ chiều hằng ngày ở hai bên lề đường Cô Giang, Đề Thám thuộc phường Cô Giang và phường Cầu Ông Lãnh.
 Chợ tạm nằm trên đường Cô Giang (quận 1) là một trong 3 chợ tạm cần giải tỏa để lập lại trật tự văn minh đô thị trên địa bàn.
Chợ không có đình chợ, không có quầy sạp cố định, các hộ tự trang bị bàn ghế, kệ, dù bạt để buôn bán, không có hệ thống xử lý rác, nước thải, không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường, giao thông tại khu vực.
Theo quy định chung của chính phủ, những chợ như thế này sẽ bị xóa bỏ. Hiện nay chợ có 349 hộ đang kinh doanh, trong đó chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau củ quả, tạp hóa, ăn uống, quần áo…
Theo thông tin từ chính quyền quận 1 và 349 hộ kinh doanh tại đây đã thống phương án giải tỏa chợ tạm Cô Giang với phương án hỗ trợ từ 29-44 triệu đồng mỗi hộ, trong đó có 9 triệu đồng là tiền hỗ trợ di chuyển và chuyển đổi việc khác.
Cụ thể, những hộ có giấy chứng nhận kinh doanh, có mã số thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, doanh thu 18,7 triệu đồng/tháng được hỗ trợ 44 triệu đồng.
Có 226 hộ cũng có các điều kiện như trên nhưng doanh thu thấp hơn, chỉ 8,2 triệu đồng/tháng, được hỗ trợ 39 triệu đồng.
Có 122 hộ không đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định (không có mã số thuế, hoặc có nhưng cũng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế) được hỗ trợ 29 triệu đồng. Cộng thêm khoản kinh phí dự phòng, tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ là hơn 13,8 tỉ đồng.
UBND quận 1 cho biết đã phát phiếu kê khai cho các hộ kinh doanh tại chợ từ tháng 6/2017, sau đó đã niêm yết danh sách để các hộ đối chiếu. Đến nay hầu hết các hộ đã được thông tin và nắm bắt chủ trương chấm dứt hoạt động của chợ.
UBND TP Hồ Chí Minh cũng giao quận 1 xây dựng phương án chốt chặn, không để xảy ra tình trạng phát sinh điểm - khu vực kinh doanh tự phát tại đường Cô Giang sau khi chấm dứt hoạt động chợ lề đường Cô Giang.
Sau khi có quyết định giải tỏa chợ tạm Cô Giang, theo tìm hiểu và ghi nhận của phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị TP Hồ Chí Minh thì phần lấn người dân đồng thuận với chủ trương của chính quyền thành phố. Tuy nhiên, phần lới nguyện vọng của các hộ tiểu thương nơi đây là có được một chỗ kinh doanh mới để kiếm sống, mưu sinh.
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, toàn địa bàn thành phố hiện có 239 chợ, gồm có 3 chợ đầu mối; 14 chợ loại 1; 54 chợ loại 2; 168 chợ loại 3 và chợ tạm.
Riêng tại quận 1 có 5 chợ đủ điều kiện, được công nhận chính thức (gồm các chợ Bến Thành, Tân Định, Thái Bình, Đa Kao, Dân Sinh) và 3 chợ tạm được cấp giấy đăng ký kinh doanh nhưng trong diện chấm dứt hoạt động, gồm chợ Tôn Thất Đạm (hoạt động trên lề đường Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, đoạn từ đường Hàm Nghi đến đường Huỳnh Thúc Kháng), chợ lề đường Cô Giang (đoạn Cô Giang - Đề Thám, thuộc phường Cô Giang và phường Cầu Ông Lãnh), chợ hẻm 41 Nguyễn Văn Tráng (phường Bến Thành). Ngoài ra, quận 1 còn có các chợ tự phát và phải giải tỏa trong tương lai như chợ ở hẻm 353 Phạm Ngũ Lão…