Kinhtedothi - Trong hơn 2 triệu học sinh tại TP Hồ Chí Minh, có khoảng 49.000 em chưa có mã định danh. Ngành giáo dục cùng các cơ quan đang nỗ lực để xác thực, đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp sắp tới.
Chiều ngày 23/2, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã phối hợp với tổ giúp việc của Ban chỉ đạo Đề án 06 TP Hồ Chí Minh và Sở Tư pháp để hoàn tất được tất cả các khâu nhằm xác thực mã định danh của học sinh từ 3 đến 18 tuổi, chuẩn bị cho việc tuyển sinh đầu cấp.
Năm học 2023-2024, TP Hồ Chí Minh tổ chức tuyển sinh đầu cấp hoàn toàn trực tuyến. Ảnh minh hoạ
"Dựa vào cơ sở dữ liệu này, phụ huynh, nhà trường có thể sử dụng để đăng ký hay xác nhận nhập học cho học sinh" - ông Hồ Tấn Minh cho hay.
Tuy nhiên, qua thống kê, đến nay cho thấy 1,7 triệu học sinh đã xác thực được mã định danh cá nhân, còn 49.000 học sinh chưa xác thực được. Trong đó, lực lượng trẻ em sắp vào lớp 1 chưa xác thực mã định danh cũng còn rất đông.
Ngoài ra, có em học lớp 12 vẫn chưa có giấy khai sinh để làm căn cước công dân, điều này đồng nghĩa không có mã định danh. Ngành giáo dục TP đặt mục tiêu đến ngày 15/3 phải xác định được mã định danh cho toàn bộ học sinh.
Thời gian tới, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, tất cả dữ liệu dân cư sẽ chuyển sang nguồn dữ liệu. Ông Hồ Tấn Minh khẳng định, công tác tuyển sinh do đó thay đổi về hình thức nhưng quy định sẽ không thay đổi lớn
Kinhtedothi- Trước thông tin về việc trường THPT Hà Nội- Amsterdam không tuyển sinh hệ song bằng năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT Hà Nội đã lên tiếng và khẳng định, thông tin này là không chính xác.
Kinhtedothi - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa thành lập 6 đoàn kiểm tra điều kiện tuyển sinh lớp 10 năm học 2023- 2024 tại các đơn vị, nhà trường trên địa bàn TP. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hà Nội sẽ phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10.
Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.
Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.
Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.
Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.
Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT vừa thông tin: 8 học sinh Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt huy chương, trong đó có 3 Huy chương Vàng.