TP Hồ Chí Minh: khánh thành công trình Biểu tượng hữu nghị quốc tế
Kinhtedothi - Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 29/4, UBND TP Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Biểu tượng hữu nghị quốc tế TP Hồ Chí Minh tại Công viên bến Bạch Đằng.
Tham dự buổi lễ khánh thành Biểu tượng hữu nghị quốc tế TP Hồ Chí Minh có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan; đại diện các đoàn địa phương kết nghĩa với TP Hồ Chí Minh từ Campuchia, Lào, Trung Quốc, Nga; các đại diện tổng lãnh sự quán và cơ quan đại diện ngoại giao tại TP Hồ Chí Minh…

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại Lễ khánh thành Biểu tượng hữu nghị quốc tế TP Hồ Chí Minh
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, công trình Biểu tượng hữu nghị quốc tế được xây dựng không chỉ để tôn vinh những thành tựu trong quan hệ đối ngoại của TP Hồ Chí Minh. Từ mảnh đất lịch sử bên dòng sông Sài Gòn này, Việt Nam khẳng định luôn mở rộng cánh cửa, sẵn sàng chia sẻ, kết nối và đồng hành cùng bạn bè năm châu trên con đường xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
“Chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất quán và xuyên suốt, đó là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan khẳng định, Biểu tượng hữu nghị quốc tế không chỉ làm phong phú thêm cảnh quan đô thị, mà còn là minh chứng cho chặng đường 50 năm hội nhập và phát triển của TP Hồ Chí Minh kể từ ngày đất nước thống nhất. TP Hồ Chí Minh mong muốn là người bạn đồng hành tin cậy, là đối tác năng động và sáng tạo, sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững.

Biểu tượng Hữu nghị quốc tế TP Hồ Chí Minh là vòng tròn Mobius vô tận
Biểu tượng hữu nghị quốc tế có thiết kế nổi bật với hình tượng vòng tròn Mobius, biểu trưng của sự vô hạn, gợi mở hành trình kết nối không điểm dừng, phát triển bền vững và không ngừng lan tỏa.
Biểu tượng là điểm nhấn văn hóa đặc sắc, phản ánh tinh thần cởi mở, năng động và hội nhập của TP Hồ Chí Minh - một TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Đây là công trình văn hóa - đối ngoại mang ý nghĩa sâu sắc, khởi nguồn từ khát vọng kiến tạo một không gian nơi bạn bè quốc tế, khi đặt chân đến TP Hồ Chí Minh có thể cảm nhận được sự gần gũi, trân trọng và niềm tự hào về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Biểu tượng hữu nghị quốc tế không chỉ đánh dấu nửa thế kỷ phát triển và hội nhập không ngừng của TP mang tên Bác, mà còn thể hiện tinh thần tri ân, khát vọng vươn xa và cam kết đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trên chặng đường tương lai.

Sẽ có diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP Hà Nội và các bộ ngành liên quan chuẩn bị tổ chức tốt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Lần đầu tiên quân đội quốc tế sát cánh cùng Việt Nam trong sơ duyệt diễu binh lịch sử
Tối 25/4, buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trang trọng trên trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Lần đầu tiên, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Quân đội Nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia cùng hơn 13.000 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng Việt Nam tham gia diễu binh.

Bài 1: Người Anh hùng tham gia trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi hoàn toàn
Kinhtedothi – Nhận lệnh đánh chiếm, giữ cầu Bông và cầu Sáng để đại quân tiến vào Sài Gòn, ông bắt được Chuẩn tướng Lý Tòng Bá - Sư trưởng Sư đoàn 25 bộ binh ngụy. Ông chính là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND), Đại tá Lê Mạnh Hùng (SN 1950, trú tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh).