Kinhtedothi - Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC). Ngoài ra, nếu người dân muốn tiêm dịch vụ nhưng các cơ sở y tế thiếu vaccine hãy đến các Bệnh viện Nhi đồng của TP sẽ có đầy đủ.
Chiều 23/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về một số mặt của đời sống trên địa bàn.
Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận 8 vào sáng 23/6.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách HCDC cho biết, đối với vaccine tiêm ngừa các bệnh cho trẻ em có 2 hình thức là tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hình thức này hoàn toàn miễn phí, và hoàn toàn không thiếu ở các trạm y tế địa phương. Đối với vaccine tiêm theo dịch vụ, các cơ sở y tế kinh doanh theo cơ chế thị trường, do đó tùy cơ sở có hay không có.
Cũng theo ông Tâm, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 38/2017/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Thông tư 38 được áp dụng từ ngày 1/1/2018, đối với 10 bệnh bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Cụ thể, các bệnh: Viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh rubella.
10 loại vaccien này được tiêm miễn phí. Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch thì cần đưa trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt, nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình TCMR. Việc tiêm chủng theo chiến dịch, hoặc tiêm chủng bổ sung sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.
Người dân ở phường 7, quận 8 - TP Hồ Chí Minh dọn dẹp để phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Ngoài ra, Thông tư số 38 cũng quy định 8 bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch, gồm: Bệnh bạch hầu, bệnh bại liệt, bệnh ho gà, bệnh rubella, bệnh sởi, bệnh tả, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh dại.
Đối với trẻ không nằm trong độ tuổi nêu trên thì tiêm dịch vụ. Nếu các cơ sở y tế tiêm dịch vụ thiếu vaccine các loại bệnh nêu trên, thì người dân có thể đến các Bệnh viện Nhi Đồng của TP để tiêm dịch vụ.
Kinhtedothi - Chiều 16/6, tại buổi họp báo về tình hình phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh, vấn đề thiếu thuốc và vật tư y tế làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân được rất nhiều người quan tâm.
Kinhtedothi - Đây là cảnh báo được bà Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra tại buổi họp tình hình kinh tế - xã hội do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP tổ chức chiều 9/6.
Kinhtedothi - Trước tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, đến nay đã có 7.430 ca, trong đó có 5 ca tử vong. Nhiều người lo ngại khi dịch bệnh bùng phát thì ngành y tế liệu có đủ cơ sở thu dung, điều trị.
Kinhtedothi - Sau sáp nhập, số lượng và quy mô các dự án đầu tư công trong lĩnh vực y tế của TP Hồ Chí Minh tăng đáng kể, vì vậy, ngành y tế TP sẽ giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, đẩy mạnh triển khai các công trình xây dựng mới...
Kinhtedothi – Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 1334/BHXH-CSYT gửi BHXH các khu vực về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh (KCB) được thực hiện liên tục và thông suốt trong quá trình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Kinhtedothi – Một người đàn ông (quê Phú Thọ) có thói quen ăn rau sống và đã lâu không tẩy giun. Mới đây, người này phát hiện trong phân có những đoạn ký sinh trùng màu trắng, ngọ nguậy như đốt sán nên đến bệnh viện khám.
Kinhtedothi-Trong 6 tháng, số ca mắc tay chân miệng tại Quảng Ngãi tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lo ngại, nhiều trẻ phải nhập viện với biểu hiện biến chứng nặng, trong bối cảnh nguy cơ “dịch chồng dịch” đang hiện hữu.
Kinhtedothi - Hiện nay, tình trạng người bệnh suy thận ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc máu có xu hướng gia tăng, đáng nói, phần lớn phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. Căn bệnh trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo lối sống thiếu lành mạnh, chủ quan với sức khỏe của giới trẻ.