TP Hồ Chí Minh nghiên cứu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Ngày 21/3, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh ban hành thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được tại cuộc họp Thường trực UBND TP về chính quyền địa phương 2 cấp.
Cụ thể, ngày 13/3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được đã chủ trì cuộc họp Thường trực UBND TP về chính quyền địa phương 2 cấp. Sau khi nghe Sở Nội vụ báo cáo và ý kiến của các thành viên dự họp, Chủ tịch UBND TP giao Sở Nội vụ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đồng chí Thường trực UBND TP để hoàn thiện phương án tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại TP có xét đến đặc điểm và phù hợp với thực tiễn, quy mô và trình độ phát triển của thành phố theo 2 phương án.

Phương án 1: Áp dụng mô hình thành phố trong thành phố. Cụ thể, ngoài TP Thủ Đức, lập thêm thành phố Trung tâm (gồm 17 quận) được xem là chính quyền cơ sở (có cấp ủy, UBND và HĐND). Mỗi quận của thành phố Trung tâm hay mỗi phường của TP Thủ Đức là Trung tâm Hành chính khu vực (có các công chức chuyên môn để giải quyết công việc hành chính). Với 5 huyện, chia tách thành xã, phường, thị trấn tùy theo quy mô diện tích, dân số và hạ tầng.
Phương án 2: Thực hiện mô hình cấp xã theo đúng Kết luận số 127-KL/TW của Trung ương (chia tách lại thành phường, thị trấn, tùy theo quy mô diện tích, dân số và hạ tầng).
Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chủ trì, tham mưu phân công các công chức nhân lực trình độ cao theo Nghị quyết số 25/2023 của HĐND TP tham gia nghiên cứu, tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại TP phù hợp với thực tiễn, quy mô và trình độ phát triển của thành phố trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kinhtedothi - Vàng rớt giá mạnh; Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất; Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 đối với người dân, doanh nghiệp; Hà Nội cho phép nâng chiều cao khu tập thể Thành Công lên 40 tầng;...

Sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng điểm ưu tiên khu vực của thí sinh?
Kinhtedothi – Liên quan đến thắc mắc của thí sinh về lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có đẩy sớm lên không và việc sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến điểm ưu tiên khu vực của thí sinh không, đại diện Bộ GD&ĐT đã có câu trả lời cụ thể.

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh trước ngày 30/6
UBTVQH thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025). Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).