Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Người dân sẽ "soi" thịt sạch bằng smartphone

Heo tại chuồng được gắn vòng nhận diện, khi ra thị trường sẽ có tem dán trên thịt và người tiêu dùng sẽ kiểm tra sạch hay bẩn bằng ứng dụng trên smartphone.
Sở Công Thương vừa báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh về giải pháp đảm bảo an toàn đối với thịt heo bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Chương trình nằm trong đề án “Mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm”, nhằm kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Việc phân biệt thịt an toàn với kém chất chất lượng luôn là bài toán khó với người nội trợ. Ảnh minh họa
Việc phân biệt thịt an toàn với kém chất chất lượng luôn là bài toán khó với người nội trợ. Ảnh minh họa
Dự án được Sở Công Thương giao Hội Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh thực hiện. Đơn vị này đã thiết kế một ứng dụng miễn phí có thể cài đặt trên điện thoại để soi vào thịt heo nhằm nhận biết nguồn gốc, cách chăm sóc, giết mổ như thế nào. Công nghệ này dựa trên nền tảng “Te-card” của châu Âu.

Theo quy trình, heo tại các trại chăn nuôi được đeo một vòng nhận diện vào hai chân sau. Chiếc vòng sẽ kích hoạt chế độ theo dõi cho đến khi con heo xuất chuồng. Nếu đạt chuẩn, heo được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y điện tử.

Trong quá trình mổ, người kiểm dịch xác nhận đủ tiêu chuẩn bằng cách đóng mộc lên heo, đóng tem vệ sinh thú y điện tử.

Khi thịt đến chợ, ban quản lý, nhân viên kiểm dịch dùng máy chuyên dụng để kiểm tra nguồn gốc. Họ chỉ chấp nhận heo có mã xác nhận nhập hàng, số thịt đúng mã sẽ được niêm phong trong các thùng rồi giao tiểu thương bán. Tiểu thương dùng smartphone kích hoạt “tem tiểu thương” lên tờ in mã vạch, sau đó dán tem có mã vạch lên miếng thịt cân cho khách.

Mỗi con tem có giá 25 đồng; một bảng tem có 50 con. Chi phí truy xuất nguồn gốc cho một con heo từ trang trại đến bàn ăn mất 9.800 đồng.

Hội Công nghệ cao cho biết, thông tin được lưu trữ đến 10 năm bằng cơ sở dữ liệu. Với chiếc smartphone có cài ứng dụng, người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thịt mọi lúc mọi nơi.

Nếu xảy ra trường hợp đem thịt lậu vào bán trong chuỗi thì ban quản lý chợ phải chịu trách nhiệm. Những trường hợp sai phạm sẽ bị đưa vào “danh sách đen” cùng biện pháp xử lý.

Dự kiến chương trình sẽ triển khai thí điểm tại 12 lò giết mổ tập trung, 2 chợ đầu mối là Bình Điền và Hóc Môn. Năm chợ: Bến Thành, Hòa Bình, Bàu Cát, Thái Bình, An Đông cùng chuỗi siêu thị Co.opmart, Satra, Vissan và Sagrifoods cũng nằm trong diện thí điểm. Sau thử nghiệm với thịt heo, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai mở rộng ra các mặt hàng như rau, củ quả…

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - thành phố sẽ quyết tâm thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2016 - 2020. Thành phố muốn loại trừ thịt bẩn, độc hại ra khỏi cuộc sống của người dân.

Một cán bộ ngành Thú y ở TP Hồ Chí Minh cho rằng, đây là giải pháp hay trong việc quản lý thực phẩm ở TP. Tuy nhiên việc triển khai đề án phải lưu ý ở khâu phân phối. Theo người này, thịt khi ra chợ được phân ra nhỏ lẻ để bán, con tem được tiểu thương mua về có thể mang dán lên những thực phẩm trôi nổi, chưa qua kiểm dịch. Khi đó, dù có soi tem ra thịt sạch nhưng thực chất người tiêu dùng vẫn phải ăn “bẩn”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ