TP Hồ Chí Minh ra mắt 3 mô hình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em
Kinhtedothi - Ngày 28/5, tại TP Hồ Chí Minh, ra mắt 3 mô hình "Một cửa" cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Chương trình được lấy nguồn từ nguồn ngân sách TP Hồ Chí Minh cho phụ nữ, trẻ em và người bị bạo lực, xâm hại và triển khai tại 3 bệnh viện trên địa bàn TP.
Đây là sự kiện do Cơ quan Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới TP Hồ Chí Minh (thuộc Sở Nội vụ) phối hợp với Sở Y tế, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP, Bệnh viện Nhi đồng TP và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức.
Ngay sau khi ra mắt, các mô hình "Một cửa" được triển khai đặt tại 3 bệnh viện (BV): Nhi đồng I, Nhi đồng TP, Chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh (đầu vào mô hình) và Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP (đầu ra mô hình) theo quyết định của UBND TP Hồ Chí Minh.

Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại buổi ra mắt.
Ảnh: UN Wome
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng, hiện nay TP Hồ Chí Minh là đô thị đông dân nhất cả nước, đi kèm với tình hình bạo lực trên cơ sở giới tương đối phức tạp. Do đó, thời gian qua chính quyền TP đã ban hành và triển khai, thực hiện nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và bảo vệ cho nhóm đối tượng phụ nữ, trẻ em và người bị bạo lực, xâm hại.
Đặc biệt, từ năm 2023 TP Hồ Chí Minh đã xây dựng và vận hành mô hình “Một cửa” đầu tiên, là "Mô hình Bồ công anh" đặt tại BV Hùng Vương.
Cũng theo ông Dũng, mô hình này đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại theo quy định chính sách hiện hành của Nhà nước, bao gồm: chăm sóc y tế, hỗ trợ lưu trú an toàn, tư vấn và hỗ trợ tư pháp, chăm sóc sức khỏe tâm thần và kết nối dịch vụ xã hội.
“Thay vì phải đi qua nhiều cơ quan, người bị bạo lực, xâm hại giờ đây chỉ cần tiếp cận một địa điểm duy nhất để nhận được hỗ trợ kịp thời, phù hợp và bảo mật thông tin” - ông Dũng cho biết.
Được biết, 2 năm qua, mô hình đầu tiên kể trên của TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, can thiệp và cung cấp dịch vụ kịp thời cho 224 trường hợp phụ nữ, nữ chưa thành niên và trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục.
Bằng việc triển khai thêm 3 mô hình "Một cửa" mới tại các BV, TP Hồ Chí Minh có nguồn lực quan trọng để thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi năm 2022 và các Nghị định liên quan.
Cũng trong dịp này, đại diện lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh trong chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ đạo các tổ chức thành viên tham gia vận hành mô hình. Đồng thời, huy động nguồn lực để phối hợp với các đơn vị thực hiện mô hình trợ giúp kịp thời cho phụ nữ, trẻ em và người bị bạo lực, xâm hại.

Hướng về cơ sở, lan tỏa vào đời sống
Kinhtedothi - Học và làm theo tư tưởng của Bác về công tác dân vận, các đơn vị tại Hà Nội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, với nhiều cách làm, mô hình thiết thực và sát với đời sống đã đem lại lợi ích cho Nhân dân, góp phần giải quyết nhiều việc mới và khó.

Ninh Bình: ứng dụng chuyển đổi số góp phần nâng cao đời sống người dân
Kinhtedothi – Việc triển khai thực hiện chuyển đổi số đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Kinhtedothi - Tháng 5 hàng năm đã trở thành "điểm hẹn", là tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) về mọi mặt, cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe. Nhân dịp này, Báo Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh về những hoạt động của Công đoàn Hà Nội trong chăm lo đời sống NLĐ Thủ đô.