Kinhtedothi - Ngày 5/5, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi giao Sở Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện tưới nước rửa đường tại các trục đường, tuyến giao thông chính trên địa bàn TP.
Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện hoạt động tưới nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
Cụ thể, UBND TP giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát, thống nhất về quy mô, phạm vi công việc trước khi triển khai thực hiện.
Phun nước, rửa đường góp phần giảm bụi và ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh họa).
Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải sử dụng bộ định mức dự toán công tác quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP để lập dự toán kinh phí thực hiện hoạt động tưới nước rửa đường. Trường hợp việc vận dụng, áp dụng bộ định mức nêu trên không phù hợp với điều kiện thực tế thì nghiên cứu, tham mưu đề xuất điều chỉnh hoặc xây dựng định mức mới cho phù hợp quy định.
Trước đó, thời điểm tháng 2/2021, Sở Giao thông Vận tải đã có văn bản kiến nghị UBND TP chấp thuận việc tưới rửa đường nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
Sở Giao thông Vận tải đánh giá, hoạt động giao thông được cho là một trong các nguồn thải gây ô nhiễm không khí, bao gồm khí thải phương tiện và hoạt động xây dựng, duy tu đường phố.
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, TP tạm dừng hoạt động xịt rửa mặt đường. Quyết định 3206/2017 của UBND TP về công tác quản lý, vận hành và bảo trì các công trình thuộc lĩnh vực chuyên ngành được phân cấp cho Sở Giao thông Vận tải quản lý không còn hạng mục tưới nước rửa đường nên các khu quản lý giao thông, quận - huyện chưa có cơ sở để thực hiện.
Trong khi đó, nhiều tuyến như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Cộng Hòa, Xa lộ Hà Nội… do mật độ phương tiện lưu thông cao, xe chở vật liệu làm vương vãi đất cát nên bụi đất đóng dày 2 bên mép đường. Đây là một trong những nguyên nhân gây tình trạng bụi, ô nhiễm không khí.
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng vi phạm, để phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường và đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.
Kinhtedothi - Ngành đường sắt đang trở thành điểm nóng thu hút vốn đầu tư xã hội hóa. Để lực lượng tư nhân có thể đóng vai trò chủ đạo trong phát triển đường sắt, Nhà nước cần đóng vai kiến tạo với tầm nhìn chiến lược dài hạn.
Kinhtedothi - Giá đồng tương lai tại New York tăng vọt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông dự định áp thuế 50% đối với hàng nhập khẩu, một động thái có khả năng gây ra những biến động lớn trong chuỗi cung ứng trên thị trường kim loại toàn cầu.
Kinhtedothi – Nhằm đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu lực và hiệu quả chính sách đất đai trong bối cảnh mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động cùng với các địa mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao phương từng bước tháo gỡ vướng hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Kinhtedothi – Siết chặt quản lý và áp thuế đất đai: Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh; Dòng tiền đầu tư bất động sản miền Bắc đang dịch chuyển về đâu?; Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.