Tòa án Tối cao không đề cập trực tiếp đến Biển Đông hay phán quyết của PCA nhưng cho biết, quyết định tư pháp này được thực hiện phù hợp với cả luật pháp Trung Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và sẽ được áp dụng ở các vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Quyết định này được xem như là một hành động chứng tỏ chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. “Quyền lực tư pháp là một phần quan trọng của chủ quyền quốc gia”, đại diện Tòa án Tối cao cho biết. "Tòa án nhân dân Tối cao sẽ tích cực thực thi thẩm quyền đối với vùng lãnh hải của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”, đại diện Tòa án Tối cao Trung Quốc khẳng định.
Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) tháng trước đã phán quyết, Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với Biển Đông và đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines. Cũng theo phán quyết, không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép có 200 hải lý đặc quyền kinh tế. Những người tiến vào lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp, tái phạm sau khi bị lực lượng chức năng xử lý sẽ được coi là có hành vi vi phạm "nghiêm trọng" và có thể nhận được lên đến một năm trong tù, đại diện Tòa án Tối cao cho biết thêm. Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông và đã từng bắt giữ ngư dân Philippines. Một số ngư dân Trung Quốc cũng bị giam giữ bởi các quốc gia khác ở Biển Đông.