Vụ cán bộ của 3 ngân hàng “tiếp tay” lừa đảo hơn 430 tỷ đồng:
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Theo HĐXX, việc điều tra bổ sung để làm rõ bị hại trong vụ án như ông Đặng Nghĩa Toàn có hay không dấu hiệu đồng phạm lừa đảo với bị cáo chính trong vụ án là Nguyễn Thị Hà Thành. Thực chất, quan hệ vay nợ của Thành và ông Toàn ra sao.

Bên cạnh đó, hồ sơ vụ án thời điểm hiện tại cũng chưa làm rõ được tổng số tiền lãi ông Toàn đã nhận từ Thành và số tiền lãi Thành đã nhận từ các ngân hàng là bao nhiêu, số tiền Thành còn nợ ông Toàn có đúng là 122 tỷ đồng.
Ngoài ra, HĐXX cũng yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ hành vi của bị cáo Quản Trọng Đức - nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Hà Nội để chứng minh có hay không dấu hiệu đồng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện tại, ông Đức bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Thành khai, từ năm 2017, bắt đầu vay tiền của ông Đặng Nghĩa Toàn (ở Hà Nội) dưới hình thức đồng sở hữu. Thành nói góp tiền với ông Toàn gửi vào Ngân hàng TMCP Việt Á sau đó cấp sổ tiết kiệm đồng sở hữu lập thành 2 bản (ngân hàng giữ một bản, vợ chồng ông Toàn giữ một bản). Bị cáo Thành nói chỉ giữ bản photo để chứng minh năng lực tài chính, nộp hồ sơ thực hiện các dự án và khẳng định không mang sổ đồng sở hữu đi vay tiền.
Khai nhận về hình thức vay tiền của vợ chồng ông Toàn, Thành nói cho mượn sổ để chứng minh tài chính cho hồ sơ năng lực dự án và sẽ trả lãi 4,2%/tháng cho ông Toàn. Tuy nhiên, vợ chồng ông Toàn hoàn toàn không biết Thành sẽ dùng sổ tiết kiệm này để làm gì sau đó. Còn số tiền vợ chồng ông Toàn gửi ngân hàng vẫn đứng tên vợ chồng ông Toàn, bị cáo Thành cho biết không được sử dụng số tiền đó.
Trong khi đó tại tòa, ông Toàn khai rằng bản thân mới nhận 4 tỷ đồng tiền lãi từ Thành và chưa nhận lại tiền gốc. Trong khi Thành khẳng định đã trả được cho ông Toàn 35 tỷ đồng nhưng "không có giấy tờ bằng chứng". Ông Toàn khẳng định không biết Thành sẽ cầm sổ tiết kiệm của mình đi thế chấp, rút tiền, cũng không nhận thông báo gì từ ngân hàng.
Khi bị HĐXX truy vấn rằng có thấy vô lý khi chỉ mượn sổ tiết kiệm để đảm bảo chỉ tiêu mà được trả lãi tới 4 tỷ đồng? ông Toàn cho hay, là người làm ăn chỉ quan tâm không vi phạm pháp luật, đạo đức, đảm bảo đồng vốn và nếu sinh lời thì sẽ làm.

Cán bộ của 3 ngân hàng “tiếp tay” lừa đảo hơn 430 tỷ đồng
Kinhtedothi - Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành đã câu kết với nhóm cán bộ tín dụng của ba ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của các ngân hàng này và nhiều cá nhân.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo núp bóng “đầu tư tài chính”
Kinhtedothi - Qua những lời quảng cáo, tư vấn của các chuyên gia tài chính tự xưng trên mạng, việc đầu tư vào các quỹ đầu tư tài chính trên mạng sẽ mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo an toàn.

Bắt nữ Giám đốc lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng
Kinhtedothi - Tại cơ quan công an, Quỳnh khai nhận, dưới danh nghĩa chuyên hoạt động trong lĩnh vực du học, công ty đã nhận hồ sơ của rất nhiều người, mỗi hồ sơ đối tượng thu khoảng 200 triệu đồng phí dịch vụ. Số tiền phí này Quỳnh chiếm đoạt, tiêu xài cá nhân.