Trách nhiệm chưa tương xứng quyền hạn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 1/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau...

Kinhtedothi - Sáng 1/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Trong đó, quy định về số lượng cấp phó, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng… là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Tán đồng luật hóa số lượng cấp phó

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, tiếp thu ý kiến ĐB Quốc hội, UBTV Quốc hội đề nghị Quốc hội cho xác định rõ số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ là không quá 5, trong đó Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao là không quá 6. Số lượng cấp phó của Tổng cục không quá 4, số lượng cấp phó của cục, vụ, văn phòng, thanh tra và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là không quá 3.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Đoàn Cần Thơ) phát biểu ý kiến.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Đoàn Cần Thơ) phát biểu ý kiến.
Tán thành với đề nghị này, ĐB Danh Út (đoàn Kiên Giang) cho biết: Luật hiện hành không quy số lượng cấp phó, do vậy đã tạo ra kẽ hở khiến có Bộ lên đến 9 cấp phó. Tuy nhiên, nên thêm Bộ NN&PTNT vào số Bộ có không quá 6 cấp phó, do bộ này quản lý đa ngành, nhiều lĩnh vực rộng lớn và chuyên sâu. ĐB Đặng
ĐB Chu Sơn Hà - Phó trưởng Đoàn ĐB Quốc hội Hà Nội: Cải cách hành chính cả ở Văn phòng Chính phủ
Dự Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) chưa quy định rõ về số cấp phó của Văn phòng Chính phủ thì e rằng, có lúc lại lên 7 - 8. Đây không phải là một Bộ nhưng thực chất là siêu bộ. Ở Văn phòng Chính phủ hiện nay, một chuyên viên có khi còn quan trọng hơn cả Thứ trưởng, vì có việc trình lên lãnh đạo Chính phủ cũng phải qua chuyên viên đó. Cải cách hành chính ở địa phương mà không cải cách Văn phòng Chính phủ thì bộ máy vẫn ì ạch, không hiệu quả. 
Thị Kim Chi (đoàn Phú Yên) lại cho rằng: Không nên tăng cấp phó với Bộ NN&PTNT, mà nên tách ra. “Trong Bộ NN&PTNT có hai mảng thủy sản, nông nghiệp rất phức tạp, khó quản lý chuyên sâu. Nên lập Bộ chuyên về ngư nghiệp, vì biển đảo là lĩnh vực quan trọng không chỉ về kinh tế mà liên quan chặt chẽ đến an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia” - ĐB Chi đề xuất. ĐB Nguyễn Xuân Tỷ (đoàn Bến Tre) cho rằng: “Với các Bộ đã ổn định cũng không cần 5 mà có khi chỉ cần 3 Thứ trưởng. Theo nghị quyết Bộ Chính trị phải tinh giản biên chế. Nếu quy định thế này, có khi trùng lắp nhiệm vụ. Nên cân nhắc một số Bộ cũng không cần đủ 5 Thứ trưởng.

Việc Dự Luật đưa ra khung cứng số lượng cấp phó, nhưng lại “thòng” một câu: “... trong trường hợp đặc biệt do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Chính phủ trình UBTV Quốc hội xem xét quyết định việc tăng số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ” không nhận được sự đồng tình của ĐB Quốc hội. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nêu ý kiến: Không nên có cái “đuôi” này. Như vậy là đặt quyền của UBTV cao hơn Quốc hội. ĐB Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) đề nghị: Chính phủ cần đi đầu trong việc ổn định tổ chức, thể hiện tinh thần nghiêm túc thực hiện tinh giản biên chế để các địa phương, cơ quan làm theo.

Việc quy định rõ số lượng, tên gọi của các cơ quan trong Dự Luật cũng được các ĐB cho rằng sẽ bảo đảm tính ổn định cho cơ cấu của Chính phủ. ĐB Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho rằng: Nếu Luật không quy định rõ số lượng từng vị trí, chức danh, số lượng ngành, cơ quan ngang bộ thì vô hình chung đã khoán trắng việc này cho Chính phủ. Thực tế, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách bộ máy hành chính, nhưng thời gian qua, bộ máy hành chính vẫn cứ “phình” ra, ở đây có trách nhiệm của Quốc hội trong việc không luật hóa quy định này..

Không minh bạch, khó quy trách nhiệm

Các ĐB cũng đề nghị làm rõ hơn quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo các ĐB, Dự Luật quy định quyền hạn của Thủ tướng rất lớn nhưng quy định về trách nhiệm lại rất mờ nhạt. "Nếu quy định trách nhiệm của Thủ tướng thế này thì có thể tôi cũng có thể làm Thủ tướng được” - ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nhận xét. Ông Thuyền đề nghị: Dự Luật phải thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng đầy đủ, rõ ràng, bởi nếu không minh bạch thì không thể quy trách nhiệm được. “Theo tôi, trách nhiệm của Thủ tướng phải là: Đấu tranh ngăn chặn lãng phí, tham nhũng; trực tiếp trả lời chất vấn của cử tri trước Quốc hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Chính phủ” - ĐB Thuyền nêu.

ĐB Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng) cho rằng: “Trách nhiệm của Thủ tướng, Chính phủ chưa tương xứng với quyền hạn được giao. Trong trường hợp xảy ra những vụ việc như Vinashin thì chúng ta rút kinh nghiệm, quy định trong luật này như thế nào?”. ĐB Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) nhận xét: Nếu Dự Luật quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu sẽ giúp chọn được các cán bộ có tài để đưa vào bộ máy.

ĐB Huỳnh Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ) kiến nghị Luật cần quy định trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. “Vừa qua, tham nhũng, lãng phí tại các địa phương xảy ra nhiều nhưng trách nhiệm Chính phủ chưa rõ ràng. Trách nhiệm của Thủ tướng là thực hiện tốt đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí” - ĐB Tiếp nhấn mạnh.

Nhiều ĐB cho rằng, Dự Luật cần làm rõ phương thức thực hiện chế độ báo cáo của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ trước Nhân dân, nêu rõ thời gian, phương thức báo cáo thì Luật mới thực sự đi vào cuộc sống…