Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trại rắn tiền tỷ của Bí thư đoàn thôn

Kinhtedothi - Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất đồi gò thuộc xã Minh Phú (Sóc Sơn), từ nhỏ, Nguyễn Ngọc Quyết – Bí thư chi đoàn thôn Phú Hữu đã ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Nhưng con đường lập nghiệp của những người trẻ như Quyết chưa bao giờ là dễ dàng.   

Cơ ngơi tiền tỷ từ nuôi rắn

Đến thôn Phú Hữu (xã Minh Phú) hỏi trại rắn của Nguyễn Ngọc Quyết, một người dân địa phương chỉ ngôi nhà ba tầng lớn nhất, nhì thôn bảo: Nhà Quyết đấy. Chúng tôi gặp Quyết khi anh đang kiểm tra khu chuồng nuôi rắn hổ trâu khi thời tiết chuẩn bị trở lạnh. Theo chia sẻ của Quyết, rắn là loài rất nhạy cảm với nhiệt độ. Việc giữ ấm chuồng nuôi rất quan trọng nhằm phòng, tránh bệnh cho rắn, nhất là bệnh viêm phổi – tác nhân gây chết nhiều nhất ở rắn nuôi.
Nguyễn Ngọc Quyết đang kiểm tra rắn nuôi.
Nguyễn Ngọc Quyết đang kiểm tra rắn nuôi.
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc phòng định kỳ cũng giúp đàn rắn tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Thấy chúng tôi có vẻ tò mò và bất ngờ trước những chia sẻ về cách thức chăn nuôi rắn, Quyết cười: “Cũng “làm bạn” với lũ rắn gần chục năm rồi mà anh”. Rồi Quyết kể, năm 2007, sau thời gian đi làm công nhân nhưng thu nhập không là bao, anh ấp ủ lập trang trại chăn nuôi. Sau khi tìm hiểu, nhận thấy nuôi rắn hổ trâu mang lại giá trị kinh tế cao, chàng trai khi đó mới gần 23 tuổi bàn với bố mẹ thử nghiệm mô hình. Thế chấp sổ đỏ và vay mượn thêm được trên 50 triệu đồng, Quyết đầu tư chuồng trại, trang thiết bị cần thiết, rồi lên Vĩnh Phúc mua 30 cá thể rắn hổ trâu đầu tiên về nuôi. May mắn đến với anh khi thịt và trứng rắn thời điểm 2008 – 2010 rất “được giá”. Lời lãi từ 30 cá thể ban đầu, Quyết mở rộng dần quy mô chuồng nuôi, tăng dần số lượng rắn. Đến nay, trại rắn Ngọc Quyết đang nuôi trên 2.700 cá thể, bao gồm cả rắn sinh sản và thương phẩm.

Nói về lợi nhuận từ nuôi rắn hổ trâu, Quyết không giấu giếm, chỉ ngôi nhà ba tầng mới xây khang trang, rộng đẹp và chiếc ô tô 7 chỗ đậu giữa sân bảo, nhờ con rắn cả đó anh. Hiện, mỗi năm trại rắn của Quyết cung ứng cho thị trường trên dưới hai tấn rắn thương phẩm, hàng vạn con rắn giống và trứng rắn. Dù giá cả thị trường thường xuyên biến động, nhưng lãi từ trại rắn hổ trâu của Quyết không năm nào dưới 500 triệu đồng.  

Không được phép “tự bằng lòng”

Chia sẻ về những khó khăn buổi đầu lập nghiệp, Quyết cho hay, bài toán vốn chút nữa khiến anh phải từ bỏ ước mơ. Sở dĩ vậy là bởi, đời sống kinh tế của không chỉ gia đình Quyết mà phần lớn hộ dân ở vùng đất đồi gò này vẫn còn rất khó khăn. Việc chưa có hộ gia đình nào ở địa phương nuôi rắn thành công là vấn đề khiến bố mẹ cũng như bản thân Quyết hết sức trăn trở. Dẫu vậy, trước quyết tâm của cậu con trai, bố mẹ Quyết vẫn đồng ý cho thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng. Quyết định đầu tư đầy rủi ro đó từng bị không ít người dân trong thôn Phú Hữu cho là “khác người”. Cho đến tận bây giờ khi nghĩ lại, ông Nguyễn Ngọc Tiến – bố của Quyết vẫn cho rằng: Đó là một quyết định đầy may rủi!

Quyết cho biết thêm, do chỉ là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên việc tiếp cận với các chính sách khuyến nông khá khó khăn. Nhận thức được điều này, mới đây, Quyết đăng ký thành lập Hợp tác xã Quyết Tâm. “Hy vọng sau khi thành lập tổ hợp tác, việc tiếp cận với các khoản vay ưu đãi, cũng như khoa học kỹ thuật sản xuất sẽ dễ dàng hơn” – Quyết tâm sự. Hiện, Quyết đang hỗ trợ 7 thành viên khác trên địa bàn phát triển chăn nuôi, không chỉ rắn hổ trâu mà còn đa dạng các loại gia súc, gia cầm, thủy cầm. Tâm niệm “không tự bằng lòng với những gì đã có”, Quyết không ngừng tự học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, đầu tư, xây dựng khu nuôi cá, ba ba rộng trên 300m2. Một mặt nhằm đa dạng hóa nguồn thu, tránh rủi ro về giá cả nông sản, mặt khác là để tận dụng nguồn thức ăn dôi thừa từ nuôi rắn hổ trâu. Trại rắn của Quyết được xem là một trong những “điểm sáng” về mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thường xuyên được Hội Nông dân, Phòng Kinh tế huyện, Huyện đoàn lựa chọn, giới thiệu với những đoàn công tác về thăm quan sản xuất tại địa phương.

Là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn thể xã hội, Bí thư chi đoàn thôn Phú Hữu Nguyễn Ngọc Quyết đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu của huyện Sóc Sơn năm 2015. Chia sẻ về mong muốn của những người trẻ lập nghiệp, từ thực tế bản thân, Quyết bày tỏ mong muốn các cấp chính quyền TP có cơ chế hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất để người dân, nhất là thanh niên – những đối tượng xuất phát điểm chỉ có đôi bàn tay trắng, có được điều kiện cần thiết để khởi nghiệp. Trước hết là làm giàu cho bản thân, thứ nữa là đóng góp cho sự phát triển của địa phương.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ