Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Bình:

Trạm BOT cầu Thái Hà lỗ vốn, chưa thể thu phí tự động

Kinhtedothi - Trong thời gian dài, trạm BOT cầu Thái Hà thuộc tỉnh Thái Bình vẫn chưa triển khai thu phí tự động không dừng. Người dân lưu thông qua đây thấy rất bất tiện khi vẫn phải dùng tiền mặt để trả phí.

Tuyến đường bộ đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng nói chung, góp phần giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông Hà Nội, rút ngắn thời gian, quãng đường và chi phí vận chuyển từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên,… qua Hà Nam và đi các tỉnh thành khác trong cả nước.

Dự án BOT cầu Thái Hà có chiều dài khoảng 5,6km, quy mô 2 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Công trình được khởi công vào năm 2014, hoàn thành đưa vào khai thác năm 2018 và chính thức thu phí từ tháng 1/2019. Thời gian thu phí hoàn vốn của trạm này là 16 năm 7 tháng.

BOT cầu Thái Hà

Theo quy định, từ ngày 1/8/2022 , thực hiện việc thu phí hoàn toàn tự động ETC đối với tất cả các tuyến đường cao tốc trên toàn quốc. Nhưng tại BOT cầu Thái Hà thuộc tỉnh Thái Bình vẫn đang thu phí thủ công, chưa triển khai được hệ thống thu phí ETC gây phiền hà cho tài xế mỗi khi qua trạm.

Lý giải về việc chưa lắp đặt thu phí ETC theo quy định, đại diện trạm BOT cầu Thái Hà cho biết: “Doanh thu của BOT cầu Thái Hà liên tục sụt giảm và dẫn đến thua lỗ trong thời gian gần đây. Trong khi đó, chi phí lắp hệ thống thu phí ETC rất cao so với năng lực tài chính của đơn vị. Do đó, BOT cầu Thái Hà vẫn đang xin lùi thời gian triển khai thu phí không dừng”.

Trong năm 2023, BOT cầu Thái Hà thu được 44,8 tỷ đồng, giảm hơn 1 tỷ đồng so với năm trước. Theo chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà thì đơm vị lỗ 83 tỷ đồng trong năm này.

Bộ Giao thông vận tải nhận định về dự án: BOT cầu Thái Hà đã hoàn thành và đang thu phí hoàn vốn, nhưng doanh thu bị sụt giảm, nhiều phương tiện lựa chọn đi theo hướng cầu Hưng Hà để không phải mất phí nên nguồn thu phí không đủ bù đắp chi phí bảo trì và trả lãi vay. Doanh thu của dự án chỉ đạt khoảng 17% so với hợp đồng và có nguy cơ xấu về phương án tài chính.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

04 Jul, 06:51 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đã bắt đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe, song vẫn còn hơn 70.000 người dân chờ tới lượt. Nhu cầu cao nhưng sát hạch lại “nhỏ giọt” khiến áp lực ngày càng lớn, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ