Chứng trầm cảm sau sinh có thể ở mức độ nhẹ như tâm trạng đau buồn, suy sụp. Một số khác nặng hơn như muốn tự sát hoặc có hành động sát hại con mình. Căn bệnh này làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn. Nếu không có phương pháp điều trị, các triệu chứng này có thể nặng hơn và kéo dài.
Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm có rất nhiều nhưng có thể được thu gọn trong 6 lý do sau:
1. Tác động của sự thay đổi nội tiết
Sau khi sinh, việc giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen góp phần khiến hormone tuyến giáp thay đổi nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi . Bên cạnh đó, sự thay đổi thể tích máu, huyết áp giảm, sự chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi cảm xúc và dẫn đến chứng trầm cảm.
2. Lo lắng
Nhiều trường hợp người mẹ sinh ra đứa con do không có sự chuẩn bị chu đáo, tất cả những lo lắng về việc chăm sóc con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến người phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm.
Một số trường hợp khác, nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
3. Áp lực gia đình
Vấn đề về giới tính của đứa trẻ của chính là một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Do phải chịu áp lực của gia đình chồng về chuyện sinh con trai nên khi nhìn thấy đứa con mình sinh ra có giới tính không mong muốn, người phụ nữ dễ có tâm lý chán nản, buồn bã…
4. Thiếu ngủ
Đứa trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, không chịu ngủ khiến các hoạt động của người phụ nữ cũng phải thay đổi. Phải chăm sóc con vất vả cộng với việc thiếu ngủ trầm trọng dễ khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng, ức chế và trầm cảm.
5. Lý do kinh tế
Kinh tế khó khăn, áp lực phải có được tiền để nuôi con cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho người phụ nữ bị chứng trầm cảm.
6. Mâu thuẫn gia đình
Một vài mâu thuẫn gia đình không được giải quyết triệt để gây ra áp lực, sự mất cân bằng sinh lý đối với phụ nữ và điều này dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.