Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trấn an, tranh thủ, tránh bất đồng

KTĐT - Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Trung Quốc, Mông Cổ và Nhật Bản là chuyến đi châu Á đầu tiên của ông Biden từ khi trở thành Phó Tổng thống Mỹ cách đây hai năm rưỡi.
 Nó phục vụ cho việc thực thi chiến lược của Mỹ đối với cả châu Á được Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chẳng bao lâu sau nhậm chức và đưa lại bằng chứng cho thấy quan hệ của Mỹ với Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm then chốt trong chiến lược ấy.

Năm ngày ở thăm Trung Quốc, một ngày ở Mông Cổ và một ngày ở Nhật Bản - cả lộ trình thời gian ấy cũng cho thấy Trung Quốc là trọng tâm trong chuyến công du này của ông Biden. Ở cả Mông Cổ lẫn Nhật Bản, chuyến thăm của ông Biden có ý nghĩa và tác động chính trị là chủ yếu. Ông Biden muốn khẳng định mối quan hệ đồng minh tin cậy về mọi phương diện giữa Mỹ và Nhật Bản, đoàn kết và hậu thuẫn của Mỹ cho Nhật Bản trong việc khắc phục hậu quả và tác động của thiên tai và thảm hoạ hạt nhân. Ở Mông Cổ, chuyến thăm của ông Biden mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ hai nước vì lần đầu tiên kể từ năm 1944 đến nay mới lại có một Phó Tổng thống Mỹ tới thăm Mông Cổ. Tại Trung Quốc, cả chương trình nghị sự lẫn ý nghĩa chuyến thăm của ông Biden đều có cả chính trị lẫn kinh tế. Giữa hai nước vẫn còn tồn tại đâu có ít chuyện mắc mớ vừa nan giải lại vừa rất nhạy cảm, thậm chí vì quá nhạy cảm mà thành rất nan giải như Mỹ bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan hay phê phán Trung Quốc về dân chủ, nhân quyền, đặc biệt mới rồi ông Obama còn tiếp Dalai Lama ở Nhà Trắng. Trung Quốc lại không thể không e ngại sự hợp tác về quân sự và an ninh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, về tình trạng nợ công ở Mỹ vì Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Rồi còn hàng loạt kiểu tranh chấp thương mại và sở hữu trí tuệ. Có thể thấy ngay được ở đây nét đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là vướng mắc không cản trở tiến triển mới, hai bên làm mình làm mẩy với nhau thật đấy nhưng rồi lại đồng hành, hai bên đều cần nhau và đã bị ràng buộc vào nhau, cùng nổi cùng chìm với nhau, một khi bên này trả đúng giá vào đúng thời điểm thì sẽ nhận về được đúng cái muốn có hoặc đang cần.

Cho nên, trấn an Trung Quốc để giải toả mọi lo ngại của Trung Quốc về tình hình tài chính và kinh tế Mỹ, đề cập nhưng tránh khoét sâu những bất đồng và bất hoà với Trung Quốc và tranh thủ cả ba nước tới thăm là tiêu chí của ông Biden trong chuyến đi này. Cũng phải thôi vì đó là cách tiếp cận thực dụng nhất để thực hiện chiến lược của Mỹ ởchâu Á, chứ không chỉ ở ba quốc gia trên.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ