Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tranh chấp lối đi trên đất người khác được giải quyết như thế nào?

Kinhtedothi - Hàng xóm xin nhờ khoảng 3m trên mảnh đất nhà tôi để làm lối đi vào nhà họ. Tôi vừa được bố mẹ tặng cho thửa đất này, tôi không cho họ đi nhờ nữa, liệu có vi phạm pháp luật không? Nguyễn Thị Vân, quận Hà Đông, Hà Nội.
Trả lời:
Theo Điều 171 Luật Đất Đai 2013 quy định về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề như sau: “Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này”.

Trong khi đó, Điều 254 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền lối đi qua như sau: “Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.

Căn cứ theo quy định trên, nếu nhà bên cạnh bị bao vây bởi các nhà chủ sở hữu khác mà không có hoặc lối đi không đủ ra đường công cộng, bạn cần tạo điều kiện về lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, khơi thông nguồn lực đất đai tại Đà Nẵng

Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, khơi thông nguồn lực đất đai tại Đà Nẵng

02 Apr, 02:41 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai đang “mắc kẹt” trong kết luận thanh tra, kiểm tra và bản án tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

24 Mar, 06:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ