Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ em bức xúc bố mẹ hay so sánh con với “Con nhà người ta!”

Kinhtedothi – Mỗi lần nghe thấy bố mẹ so sánh con với “con nhà người ta” là con ức chế, nổi điên lên và muốn cãi lại.
Ngày 22/3, Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững phối hợp với Cục Trẻ em – Bộ LĐTB&XH tổ chức hội thảo Chia sẻ kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam (Young in Vietnam), thu hút sự tham gia của gần 700 học sinh (HS) trường THCS Nam Từ Liêm và THCS Nguyễn Đình Chiểu.
Hội thảo ghi nhận được nhiều ý kiến, câu hỏi, vấn đề được đặt ra bởi các em học sinh, như bắt nạt học đường. Em Q.A – HS trường THCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết, vấn nạn bắt nạt học đường tại trường học được nhà trường và bố mẹ quan tâm nên đã hạn chế nhiều. Nhưng, bắt nạt trên mạng, đặc biệt trên trang Confession, trẻ em dùng từ ngữ không phù hợp, ẩn danh để xúc phạm, bắt nạt người khác. “Chúng em nên làm gì để tránh trường hợp này?” – Q.A đặt câu hỏi?
 Trẻ em nêu ý kiến, đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan như bắt nạt học đường.
Trong khi đó, em H.P – HS trường THCS Nam Từ Liêm cho rằng: Người lớn đang bảo vệ trẻ em một cách thái quá, bảo trẻ em phải học trường này, trường kia... Vậy, trẻ em có quyền được tự quyết định cuộc sống của mình hay không?
Lại có ý kiến trẻ em cho biết, ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng trọng nam kinh nữ; nhiều gia đình vẫn muốn sinh con trai. Trong các bữa tiệc gia đình, bạn nữ phải dọn dẹp còn bạn nam ngồi chơi, như thế không hợp lý.
“Bố mẹ con hay so sánh con với “con nhà người ta”, mỗi lần nghe thấy câu đấy là con rất ức chế, nổi điên lên và muốn cãi lại bố mẹ” - Em Y.T – HS lớp 6 Trường THCS Nam Từ Liêm chia sẻ. Còn em T.D – HS trường THCS Nam Từ Liêm than phiền việc, bố mẹ nhiều khi cũng làm sai, nhưng nếu mình nói thì bị bảo là bất hiếu.
Một vấn đề cũng được trẻ em quan tâm nhiều đó là quyền trẻ em. HS được học về Quyền trẻ em. Bố mẹ có thể biết nhưng rất ít khi cho trẻ em được thực hiện quyền tự do ngôn luận. Nếu trẻ em nói lại bố mẹ thì bị cho là bất hiếu. “Em thấy quyền trẻ em có nhưng chưa được lan tỏa, chưa được thực hiện” – Em M.T – HS trường THCS Nguyễn Đình Chiểu nhận định.
 Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm Nguyễn Quý Trang cho biết, hiện nay có hiện tượng HS bị trầm cảm do những áp lực tâm lý.
Phản hồi các vấn đề trẻ em nêu ra, Phó trưởng phòng, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu: “Các em hoàn toàn có quyền tham gia và thuyết phục bố mẹ lắng nghe mình. Tuy nhiên, khi thấy bố mẹ nói sai, làm sai, trẻ em nên bình tĩnh trao đổi, giải thích. Các em hãy sử dụng kết quả báo cáo Tiếng nói trẻ em, đọc cho bố mẹ nghe và cùng chia sẻ để bố mẹ hiểu được quyền của trẻ em, tôn trọng tiếng nói và trân trọng sự tham gia của các em...
Về vấn đề mất an toàn trên internet đang rất được các bạn HS quan tâm, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Hoàng Minh Tiến chia sẻ: Trẻ em đôi khi còn sử dụng internet nhiều hơn người lớn. Các em hãy học hỏi những kĩ năng để trở thành các công dân số có trách nhiệm. Các em chính là người quyết định có tham gia vào việc bắt nạt trên mạng, gây ra những tổn thương đến các bạn hay không.
Mong rằng các em hãy lên tiếng để bảo vệ chính bản thân và các bạn mình, cùng nhau xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn. Các em hãy luôn nhớ đến sự trợ giúp của cha mẹ, thầy cô, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội khi gặp rắc rối.
Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm Nguyễn Quý Trang cho biết, các trường học đều có phòng tham vấn học đường, có các thầy cô luôn lắng nghe ý kiến của các con, sau đó trao đổi lại với cha mẹ, để có thể đáp ứng được mong muốn của HS.
Theo ông Nguyễn Quý Trang, hiện nay có hiện tượng HS do những áp lực tâm lý bị trầm cảm, phần lớn là do không có cơ hội giãi bày. Do đó, các thầy cô cũng rất mong muốn các con nói ra được ý kiến của mình; tương tự, ở nhà các con cũng có thể chọn những thời điểm phù hợp để trao đổi với bố mẹ.
Sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em. Từ nhận định này, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Nga cho hay, quyền tham gia của trẻ em cần được bổ sung bằng các mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong cộng đồng, trong gia đình, nhà trường, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở mọi tỉnh thành trên cả nước...
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ