Monday, 14:08 03/08/2015
Trẻ hóa tội phạm - vấn đề của toàn xã hội
Kinhtedothi - Vụ án sát hại cùng lúc 6 người trong một gia đình tại Bình Phước mới đây đã gây chấn động dư luận. Điều đáng lo ngại, nghi phạm được cho là thủ phạm gây ra vụ thảm án này tuổi còn khá trẻ.
Điểm lại một số vụ án có mức độ nghiêm trọng vừa qua như vụ án Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa hay nữ sinh viên Kim Anh cắt cổ người tình... khiến nhiều người lo ngại về tình trạng trẻ hóa tội phạm đang diễn ra hiện nay. Báo Kinh tế & Đô thị đã ghi nhận các ý kiến xung quanh vấn đề này để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
TS Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam: Trách nhiệm không nhỏ của truyền thông ![]() Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế là truyền thông cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tội phạm đang trẻ hóa. Từ các mạng xã hội như facebook các báo điện tử đến trang tin không chính thức cũng đưa quá nhiều hình ảnh ly kỳ, giật gân câu khách cốt để thu hút thói quen hiếu kỳ của mọi người, nhất là lớp trẻ. Nhiều báo mạng cho đăng tải những vụ án rùng rợn, thậm chí những hành động mất nhân tính, trong đó vẫn không được chọn lọc cắt bỏ. Một số báo, kể cả một số báo công an cũng kể chi tiết cách gây án, trốn án và lừa nạn nhân như thế nào. Việc này không khác gì vẽ đường cho hươu chạy. Mức độ thông tin về các vụ án quá nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Mở báo hay trang mạng ra là thấy đâm chém, giết người, cướp của... Điều đó khiến nhiều người hình dung xung quanh lúc nào cũng có người phạm tội, thiếu dần ý niệm đẹp đẽ, trong sáng về cuộc sống. Rõ ràng, truyền thông khiến cho những người manh nha thành tội phạm có thể hành động. Việc đưa tin thiếu nhân văn, thiếu sự định hướng, giáo dục tình cảm như vậy sẽ dẫn đến chai lỳ cảm xúc của con người, nhất là lớp trẻ. Nếu nhà báo viết không phải để ngăn ngừa, cảnh báo mà để kể câu chuyện một cách ly kỳ, rùng rợn gây sự tò mò cho người đọc, chỉ để “câu” người đọc, thì đó là điều tệ hại nhất. Trong trường hợp này, truyền thông đã tiếp tay cho tội phạm. Theo tôi, báo chí nên đưa thông tin vụ án ở mức độ vừa phải, không nên quá ly kỳ, không miêu tả những chi tiết rùng rợn thảm khốc, không đưa theo kiểu diễn lại tội ác. Các bài báo nên chú trọng nhiều hơn về phân tích nguyên nhân phạm tội và cảnh báo, giáo dục, định hướng tốt, chứ không phải kể lại cách phạm tội. Điều đó sẽ làm cho báo chí có tính giáo dục hơn. |
TS Tạ Thị Minh Lý - Nguyên Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp): Pháp luật không chỉ có tác dụng trừng trị ![]() Bên cạnh đó, chúng ta cần xem xét rõ căn nguyên của tình trạng tội phạm trẻ gia tăng trong thời gian gần đây. Trước hết, chúng ta nhận thấy đây cũng là một trong những hệ quả của nền kinh tế bởi hiện nay, nền kinh tế đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ngày càng tăng. Ở độ tuổi này, việc không có một công việc ổn định, khiến các đối tượng này luẩn quẩn trong vòng đói nghèo, suy nghĩ bi quan, dẫn đến việc phạm các tội ác liên quan đến kinh tế. Bên cạnh đó, các hoạt động tập thể, cộng đồng dường như vẫn chưa có tác động mạnh mẽ, sâu rộng trong việc lôi kéo, định hướng thanh niên vào các hoạt động có ích. Ngoài ra, trong các vụ án nghiêm trọng này, chúng ta cần lưu ý hơn đến vai trò của truyền thông. Trong những trường hợp này, các phương tiện truyền thông nên mổ xẻ vấn đề ở khía cạnh phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng này hơn là chỉ chạy theo đưa các thông tin, tình tiết giật gân, câu khách của vụ án. Trong việc tiếp nhận thông tin của xã hội về các vụ án này, không loại trừ tác động của truyền thông khi liên tiếp đưa tin, khai thác các chi tiết giật gân của vụ án, gây cho cộng đồng phản ứng mạnh mẽ, đôi khi thiếu khách quan và cảm tính. Theo tôi, chúng ta nên nhìn việc gia tăng tội phạm trẻ tuổi dưới góc độ xã hội thì mới có thể đưa ra các giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng này. |
Ông Lê Quang Bình - Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường: Giáo dục khả năng cảm thông, thấu hiểu ![]() Chính vì vậy, cần cải cách giáo dục, tăng cường vai trò của văn học nói riêng và khoa học xã hội nói chung. Khi đó, con người mới không vô cảm vì chính sự dằn vặt, tự vấn lương tâm sẽ ngăn cản họ phạm tội. |
Luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư Hà Nội: Cân bằng cả dạy chữ và dạy người ![]() Dù cho công tác xét xử có được thay đổi cho phù hợp với thực tế thì đây cũng chỉ là biện pháp xử lý “ngọn”. Về lâu dài, chúng ta vẫn cần phải chú trọng tới giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ, cân bằng cả việc dạy chữ cũng như dạy làm người. Chỉ có như vậy mới ngăn được tội ác cũng như những giọt nước mắt trước khi nó xảy ra. |