80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Triển lãm gốm Trần Độ ở Văn Miếu

KTĐT - Ngày 7/7, nghệ nhân Trần Độ, một trong những nghệ nhân tiêu biểu của gốm Bát Tràng đương đại, ra mắt triển lãm “Gốm Trần Độ - hồi cố và thể nghiệm”, tập hợp 1000 tác phẩm của anh trong nhiều năm qua.

KTĐT - Ngày 7/7, nghệ nhân Trần Độ, một trong những nghệ nhân tiêu biểu của gốm Bát Tràng đương đại, ra mắt triển lãm “Gốm Trần Độ - hồi cố và thể nghiệm”, tập hợp 1000 tác phẩm của anh trong nhiều năm qua.

Gốm Trần Độ hội tụ các tinh hoa của gốm Bát Tràng, vừa mang tính dân tộc, vừa có sự cách tân, đổi mới. Trong các tác phẩm của anh, có thể thấy bóng dáng nhiều dòng gốm men cổ Việt Nam như: gốm men ngọc thế kỷ 11, gốm hoa nâu thời Lý, gốm hoa lam thời Mạc, men nhiều màu thời Hậu Lê - Nguyễn, gốm men rạn...

Khi được hỏi về ý định chia sẻ những công thức làm men gốm, Trần Độ nói: “Cần đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu, còn nếu không biết gì ngoài công thức thì cũng không thể làm gốm được. Công thức của tôi, con đường mà tôi đi ở trong đất nước này. Ở khắp nơi tôi đều tìm thấy nguyên liệu để làm gốm, ý tưởng để sáng tạo ra loại men mới”.

Anh thêm vào: “Tất nhiên tôi cũng ghi chép các công thức mà mình tìm ra một cách rất cẩn thận và dự định truyền lại cho con cháu, những người tâm huyết với nghề”.

Nói về việc tiếp thu các giá trị truyền thống của gốm cổ để đưa vào các tác phẩm hiện đại, nghệ nhân cho biết: “Năm 1996, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó còn là Phó Thủ tướng, đã đến thăm gia đình tôi và khuyên, bằng mọi cách phải mô phỏng những dáng dấp của cha ông để lại. Đó là lời khích lệ rất lớn đối với tôi”.

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của triển lãm lần này là tượng "Cụ rùa Hồ Gươm", qua đó nghệ nhân gửi gắm tinh thần lịch sử hướng về 1000 năm Thăng Long Hà Nội, với cách thể hiện rất… Bát Tràng.

Nhân dịp này, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng ra mắt sách ảnh “Gốm Trần Độ - hồi cố và thể nghiệm” gồm hơn 200 tác phẩm tiêu biểu của nghệ nhân này. Sách do tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam, một chuyên gia đầu ngành về gốm sứ hiện nay, tuyển chọn và biên soạn.

Nghệ nhân Trần Độ sinh năm 1957 tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Làm gốm từ năm 10 tuổi, đến nay anh đã có nhiều tác phẩm gốm hội tụ tinh hoa truyền thống và đổi mới. Năm 2003, Trần Độ được trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”. Từ năm 2004 đến nay, anh đã sáng tạo nhiều tác phẩm được dùng làm quà tặng ngoại giao của Chính phủ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gia tăng giá trị từ khu phát triển thương mại và văn hóa

Gia tăng giá trị từ khu phát triển thương mại và văn hóa

20 Jul, 10:57 AM

Kinhtedothi – Việc HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các tuyến phố, làng nghề, khu dân cư hiện hữu.

Nghĩ về một đô thị học tập

Nghĩ về một đô thị học tập

20 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Cứ ngỡ thế hệ giáo chức già khi nhìn về chuyện học hành, lớp trường, thi cử ở đô thị Hà Nội hôm nay sẽ đắm trong những hoài niệm của một thời đạo học và những kỳ sĩ tử lai kinh ứng thí. Nhưng không hẳn vậy! Hoài niệm được cất giữ trân trọng như hành trang ký ức, để cùng người Hà thành đương thời hướng về một đô thị học tập, hiện đại và hội nhập.

Bài 4: Cộng đồng là chủ thể bảo vệ di sản từ sớm, từ xa

Bài 4: Cộng đồng là chủ thể bảo vệ di sản từ sớm, từ xa

19 Jul, 09:09 PM

Kinhtedothi - Xã hội hóa hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là một chủ trương, biện pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thực tế đã chứng minh rằng, không có quốc gia nào mà Nhà nước có thể gánh hết các công việc liên quan đến di sản văn hóa, mà phải khơi dậy, phát huy vai trò của cộng đồng để họ tích cực, tự giác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây là chia sẻ của PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, đưa Luật Di sản văn hóa năm 2024 vào đời sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ