Triển vọng lạc quan cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2015, cùng với quá trình Việt Nam xúc tiến đàm phán, ký kết và triển khai các cam...

Kinhtedothi - Năm 2015, cùng với quá trình Việt Nam xúc tiến đàm phán, ký kết và triển khai các cam kết hội nhập quốc tế, mức độ mở cửa các lĩnh vực, các DN sẽ đối diện với sự gia tăng áp lực cạnh tranh, yêu cầu cao hơn về năng lực tài chính, cơ chế quản trị, hợp tác, cùng với đó là những rủi ro khi phải đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo hơn của các hàng rào kỹ thuật, cải thiện môi trường và điều kiện lao động; bảo đảm quy tắc xuất xứ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ...

Thách thức còn nhiều

Nợ xấu và hàng tồn kho, mẫu mã sản phẩm lạc hậu so với nhu cầu thị trường, sức cạnh tranh  kém hoặc công nghệ lạc hậu, thiếu thân thiện với môi trường và với con người… vẫn là gánh nặng với DN Việt Nam. Đặc biệt, đối với các DN có quy mô nhỏ và vừa thách thức còn lớn hơn khi cơ cấu sản phẩm hạn chế, công nghệ chậm cải tiến, không chủ động được nguồn vốn hoặc bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài; kém năng động, mô hình tổ chức chưa thay đổi, năng lực quản trị không phù hợp với quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu...

 
Sản xuất gạch men lát nền tại Công ty CP Prime Group. Ảnh:  Trần Việt
Sản xuất gạch men lát nền tại Công ty CP Prime Group. Ảnh: Trần Việt
Khó khăn vẫn chưa được cải thiện nhiều đối với các DN kinh doanh bất động sản cao cấp; cơ khí chế tạo; chăn nuôi và cả ngành xuất khẩu thủy sản đang phụ thuộc nguồn giống và thức ăn ngoại nhập.

Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là dệt may, có thể thu hẹp lợi ích nhờ giảm thuế mà DN trong nước có được từ các Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA);

Hệ thống ngân hàng vẫn đối diện với áp lực giảm nợ xấu và sở hữu chéo cũng như nâng cao năng lực quản trị và chuẩn hóa các chỉ tiêu hoạt động theo chuẩn chung và lộ trình mở cửa, hội nhập quốc tế.

Những rủi ro về thị trường xuất khẩu hay rủi ro về điều chỉnh chính sách đột ngột vẫn là những rủi ro mà DN đáng quan ngại nhất và khó điều chỉnh nhất.

Cơ hội và triển vọng lạc quan

Năm 2015, các DN đang và sẽ được hưởng nhiều lợi ích tích lũy từ trước đó nhờ các cơ quan quản lý tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp với nhau trong xây dựng, triển khai và hoàn thiện chính sách, lắng nghe thông tin, phản hồi và kịp thời điều chỉnh chính sách, cắt giảm thuế, lãi suất và điều kiện tín dụng, thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tăng cường thông tin định hướng và cải thiện chất lượng dịch vụ công, sự bình đẳng thị trường; thúc đẩy cổ phần hóa DN Nhà nước, nới “room” và tăng tự do hóa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội; thông qua các Luật Đầu tư và Luật DN sửa đổi, các luật về quản lý thuế; các điều kiện cấp giấy phép lao động; thu nhận được nhiều thành quả trong các quan hệ và chủ động hội nhập quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN ổn định sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. 

Thực tế cho thấy, các điều kiện sản xuất, kinh doanh năm 2015 là tốt hơn so với các năm trước cả về nhu cầu thị trường, cơ hội tiếp cận vốn vay, lao động, thông tin thị trường và công nghệ, điều kiện hạ tầng giao thông và mặt bằng kinh doanh. Các chương trình hỗ trợ DN đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại một số hiệu quả nhất định, nhất là Chương trình trợ giúp đào tạo cho DN nhỏ và vừa (DNNVV). Cùng với CPI và giá dầu thấp, tỷ giá và thị trường tài chính ổn định; các chỉ số tín nhiệm quốc gia, niềm tin kinh doanh, niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được cải thiện, tất cả là tín hiệu đáng mừng cho các DN và người dân.

Về tổng thể, năm 2015 được kỳ vọng mang đến những tín hiệu tích cực hơn cho nền kinh tế, ổn định vĩ mô khá tích cực với mức tăng trưởng GDP và cả lạm phát đều trên dưới 6 - 6,5%. Nền kinh tế sẽ có độ mở, tính chất tự do hóa và quốc tế hóa cao hơn. Áp lực, điều kiện cạnh tranh bình đẳng và hợp tác kinh tế đều tăng lên cùng với những kinh nghiệm và năng lực thích ứng mới. Kiều hối  và các dòng đầu tư ngoại vào Việt Nam, cũng như dòng vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sẽ tăng cả về quy mô, đa dạng về cơ cấu và lĩnh vực đầu tư. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch sâu sắc hơn theo hướng tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, xuất khẩu tại chỗ. Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng hơn, nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết với các nước thành viên tham gia FTA với Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhờ điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có nếu biết tận dụng cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Các DN cũng có thêm cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm công, tham gia quá trình tái cơ cấu DN Nhà nước và ngân hàng thương mại, cũng như các hoạt động mua bán/sáp nhập trong ngành xây dựng, giao thông. Các DNNVV còn có thêm cơ hội từ thị trường tài chính gia tăng các dòng vốn ngoại và sự phát triển các quỹ mở; thị trường vàng ổn định; cải thiện quy mô tăng trưởng tín dụng và điều kiện tín dụng. Nợ xấu được kiểm soát và từng bước xử lý linh hoạt, trong mục tiêu bảo đảm ổn định hệ thống và từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung thế giới. Thị trường hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa học công nghệ. Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm đế cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan. Thị trường bất động sản từng bước hình thành một chu kỳ tăng trưởng mới về quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu điểm là phân khúc nhà ở xã hội và các căn hộ chung cư, mặt bằng kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, “thuê - mua” và “mua - cho thuê” và được quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác chuyên nghiệp có trách nhiệm cao.

Những khó khăn vừa qua đã sàng lọc và trụ lại những DN thực sự có chất lượng, không chỉ tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất, mà còn linh hoạt tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động. Những thách thức và cơ hội là không giống nhau và khó chia đều cho tất cả. Cơ hội sẽ nhiều hơn cho những DN chủ động nắm bắt và chuẩn bị tốt...

 
Theo Điều 3 Nghị định 56/2009 của Chính phủ: DN nhỏ và vừa (DNNVV) là loại DN đăng ký hoạt động theo luật DN, có quy mô tổng vốn đăng ký không quá 100 tỷ đồng và quy mô lao động không quá 300 người. Theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 8/2/2013, DNNVV là DN có quy mô lao động dưới 200 người và doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm. Đối chiếu với những quy định n ày, hiện
Theo Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME), cả nước có đến 96% DN là DNNVV, hàng năm tạo ra đến 40% GDP và hơn một triệu việc làm mới.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần