Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Triệu chứng, biện pháp trị bệnh thủy đậu cha mẹ nên biết để phòng cho con

Kinhtedothi - Thời tiết mùa Đông Xuân nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, nồm và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ gây bệnh cho con người. Các loại bệnh này rất dễ lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa, nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.

Thời gian gần đây, tại khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh với chẩn đoán thủy đậu.

Bệnh nhân vào viện với các triệu chứng như: Sốt, đau đầu, đau nhức cơ, có những nốt đỏ tròn nhỏ mọc nhanh khắp cơ thể hoặc mọc rải rác trong vòng 12 giờ đến 24 giờ. Sau đó, các nốt này tiến triển thành những mụn nước, bọng nước, mụn mủ, bệnh nhân có ho và đi ngoài phân lỏng.

TS Nguyễn Đăng Mạnh - Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm cho biết, bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi ra viện.

Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, bằng các giọt nước nhỏ trong không khí bắn ra từ đường hô hấp như mũi, miệng của người bệnh; thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật như quần áo, chăn gối có vấy bẩn các chất tiết của người bệnh; qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch khi các bọng nước bị vỡ.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây nên tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh. Thời gian lây bệnh của thủy đậu kéo dài từ trước khi nổi ban đỏ 1-2 ngày cho đến khi các bọng nước đóng vảy hoàn toàn.

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh thủy đậu phát triển và lây lan, bệnh gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não. Di chứng sau đó có thể kèm theo như điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động…

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc thủy đậu khi mang thai có thể mắc phải các dị tật bẩm sinh. Bệnh thủy đậu không phải chỉ gặp ở trẻ em mà bệnh thủy đậu còn gặp ở người lớn với các biểu hiện đôi khi còn nặng nề hơn.

Đối với bệnh thủy đậu, hiện tại không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh thủy đậu. Việc điều trị bệnh thường tập trung vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước.

Vì vậy, việc chăm sóc người bệnh thủy đậu đóng một vai trò quan trọng, cần đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, thay quần áo và tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm sạch, tránh gãi làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm và tạo sẹo.

Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và trở thành dịch nên việc phòng ngừa thủy đậu là rất quan trọng. Phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách chủ động và có hiệu quả nhất đó là chủng ngừa thủy đậu bằng vaccine. Đối với các trẻ lớn hơn và người lớn, nên tiêm đủ 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần là tốt nhất.

Đồng Nai: Một bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết

Đồng Nai: Một bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết

Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh sởi, thủy đậu vào mùa

Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh sởi, thủy đậu vào mùa

Cách phân biệt giữa bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu

Cách phân biệt giữa bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ động tuyển dụng, đào tạo ngay bác sĩ, nhân viên y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Chủ động tuyển dụng, đào tạo ngay bác sĩ, nhân viên y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

03 Jun, 11:10 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 277/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại chuyến công tác, kiểm tra, làm việc về Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam.

Người dân được hưởng lợi trực tiếp

Người dân được hưởng lợi trực tiếp

28 May, 05:34 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế (TYT) xã, phường, có đề xuất nhiều quy định mới về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Đặc biệt, Bộ Y tế đề xuất TYT xã theo mô hình khoa, phòng tương tự một bệnh viện (BV) thu nhỏ nhằm bảo đảm TYT xã thực hiện tốt vai trò "gác cửa" chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đây là tâm tư, nguyện vọng, vấn đề được nhiều người dân quan tâm và mong muốn từ lâu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ