Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Triều Tiên lại phóng tên lửa: Mô thức hành xử cũ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc Triều Tiên lại phóng tên lửa không còn gây bất ngờ, kể cả khi vừa rồi nước này phóng nhiều tên lửa cùng lúc, bao gồm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên nhiều lần liên tiếp phóng tên lửa.

Ảnh chụp vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới được Triều Tiên công bố hôm 24/3 Ảnh: KCNA  
Ảnh chụp vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ mới được Triều Tiên công bố hôm 24/3 Ảnh: KCNA  

Ngay trước và sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hàn Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên đều phóng tên lửa. Lần này, Triều Tiên phóng tên lửa khi Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành tập trận hải quân chung. Đến thăm Hàn Quốc, ông Biden thỏa thuận với tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol là Mỹ và Hàn Quốc sẽ tăng số lượng và mở rộng phạm vi các cuộc tập trận quân sự chung trên bộ cũng như trên biển.

Triều Tiên phản ứng đáp lại bằng tiến hành phóng tên lửa ngay sau khi ông Biden rời Hàn Quốc. Bây giờ, Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận hải quân chung với quy mô lớn hơn thì Triều Tiên trả lời bằng việc tiến hành phóng tên lửa cũng với quy mô lớn hơn về số lần cũng như về chủng loại tên lửa được phóng đi.

Mô thức hành xử này của hai bên không mới mẻ gì mà trong thực chất đã trở thành kinh điển và truyền thống. Việc Mỹ tập trận quân sự chung với Hàn Quốc, Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á, bất kể đã được thỏa thuận và công bố trước trong các thỏa thuận giữa ba nước này về chính trị, an ninh, quân sự, quốc phòng hay tập trận quân sự chung bất thường, luôn đặc biệt nhạy cảm đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, việc Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa và thử hạt nhân lại đặc biệt nhạy cảm đối với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vì thế, bộ ba này cũng luôn phản ứng rất quyết liệt. Bản chất của mô thức hành xử này của cả hai phía là ra đòn nhằm đúng vào mối quan ngại lớn nhất của phía bên kia để có được hiệu ứng cảnh báo và răn đe cao nhất. Chỉ có điều là mô thức hành xử này cho tới nay chưa giúp được hai bên hóa giải bất hòa và giảm căng thẳng. Bây giờ, hai bên sử dụng lại nên cuộc giằng co sẽ còn dai dẳng.