Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trình duyệt lại, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tăng vốn hơn 1.500 tỷ đồng

Kinhtedothi - Đó là dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, vừa được trình duyệt lại với mức đầu tư tăng tới hơn 1.500 tỷ đồng so với phương án đã được phê duyệt trước đó.
Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được trình duyệt lại với tổng mức đầu tư tăng hơn 1.500 tỷ đồng.

Ngày 13/11, tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, cơ quan này vừa nhận được bản trình duyệt lại dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 từ Ban QLDA Mỹ Thuận.

Cụ thể, theo bản đề xuất của Ban QLDA Mỹ Thuận, dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh có tổng chiều dài khoảng 26,56 km. Điểm đầu được kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km 96+875 (lý trình N2) gần mố A2 cầu Kênh Giữa 1 của tuyến N2, thuộc thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối tại nút giao An Bình (điểm đầu dự án cầu Cao Lãnh), huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Giai đoạn 1 dự án sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, bề rộng mặt cắt ngang 17m còn giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh sẽ được đầu tư quy mô 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 32,25m.

Đáng chú ý, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án được trình duyệt tăng khoảng 1.510 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã được duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2203 ngày 27/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ (4.771 tỷ đồng).

Cụ thể, theo tính toán sơ bộ thì tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án khoảng hơn 6.280 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB (gồm dự phòng) là hơn 969 tỷ đồng; chi phí xây dựng, thiết bị khoảng hơn 3.988 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là gần 554,3 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng hơn 769 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí GPMB tăng khoảng 353 tỷ đồng; chi phí xây dựng tăng khoảng 791 tỷ đồng; chi phí dự phòng tăng khoảng 227 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc khoảng 4.537 tỷ đồng; Vốn đối ứng khoảng gần 1.744 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm kể từ ngày hiệp định vay có hiệu lực.

 

Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh đi qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu của dự án là từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các tỉnh Long An, Đồng Tháp nói riêng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá kim loại đồng ngày 9/7: tăng nhẹ

Giá kim loại đồng ngày 9/7: tăng nhẹ

09 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Giá đồng giữ vững trong phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn, mặc dù mức tăng bị hạn chế do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tăng trưởng chậm lại và lượng hàng tồn kho gia tăng, theo nhận định của các nhà giao dịch.

Đánh thức giá trị đất bãi ven sông Hồng

Đánh thức giá trị đất bãi ven sông Hồng

09 Jul, 05:13 AM

Kinhtedothi - Sau nhiều năm bị lãng phí do thiếu cơ chế quản lý phù hợp và hành lang pháp lý rõ ràng, quỹ đất bãi sông Hồng đang được TP Hà Nội “lên dây cót” bảo vệ và khai thác giá trị bằng việc cụ thể hóa Luật Thủ đô. Chính sách được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả “vùng đất vàng” ven sông gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái, du lịch trải nghiệm…

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hà Nội tăng tốc thi công đập dâng, quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hà Nội tăng tốc thi công đập dâng, quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ

08 Jul, 01:36 PM

Kinhtedothi - Gần 6 tháng kể từ khi Hà Nội chính thức chỉ đạo đẩy nhanh công tác hồi sinh sông Tô Lịch, hàng loạt hoạt động trọng điểm đã được triển khai, bước đầu đem lại những kết quả khả quan. Trong đó, đập dâng đầu tiên – công trình kỹ thuật then chốt – đang sắp hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào vận hành trong tháng 8 tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ