Trịnh Xuân Hoành với tình yêu Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trịnh Xuân Hoành đã được công chúng biết tới với vai trò dịch giả. Ông đã dịch trên 60 cuốn tiểu thuyết, trong đó có "Người tình" của Marguerite Duras, "Cô gái thành Rome" của Alberto Moravia, "Ván bài kỳ lạ" của Stefan Zweig… Sau này về già, ông chuyển sang dịch hàng trăm cuốn truyện tranh cho thiếu nhi như: "Nữ chúa tuyết", "Treo chuông cổ mèo", "Pinokio"… Thế nhưng nói đến Trịnh Xuân Hoành với tư cách là nhiếp ảnh gia thì hẳn nhiều người ngạc nhiên. Vậy mà mới đây, ông đã cho ra mắt cuốn sách ảnh "Hồn xưa trong phố nay - Hà Nội". Đáng nói, đây là cuốn sách ảnh thứ tư của ông, trước đó ông đã có 3 cuốn: "Đất trời quê hương" (2008), "Lượm cánh hoa rơi" (2009), "Quê hương" (2011).

Kinhtedothi - Trịnh Xuân Hoành đã được công chúng biết tới với vai trò dịch giả. Ông đã dịch trên 60 cuốn tiểu thuyết, trong đó có "Người tình" của Marguerite Duras, "Cô gái thành Rome" của Alberto Moravia, "Ván bài kỳ lạ" của Stefan Zweig… Sau này về già, ông chuyển sang dịch hàng trăm cuốn truyện tranh cho thiếu nhi như: "Nữ chúa tuyết", "Treo chuông cổ mèo", "Pinokio"…

Thế nhưng nói đến Trịnh Xuân Hoành với tư cách là nhiếp ảnh gia thì hẳn nhiều người ngạc nhiên. Vậy mà mới đây, ông đã cho ra mắt cuốn sách ảnh "Hồn xưa trong phố nay - Hà Nội". Đáng nói, đây là cuốn sách ảnh thứ tư của ông, trước đó ông đã có 3 cuốn: "Đất trời quê hương" (2008), "Lượm cánh hoa rơi" (2009), "Quê hương" (2011).
Phố Hàng Vải.
Phố Hàng Vải.
 
Trịnh Xuân Hoành là người Hà Nội. Hồi nhỏ, ông học trường Lysée Albert Sarraut, nên tiếng Pháp của ông rất nhuần nhuyễn. Năm 1954, khi Thủ đô được giải phóng, ông xin chuyển sang học tại trường Chu Văn An, sau ông thi vào Đại học Sư phạm, khoa Nga văn. Ra trường, ông được phân công về giảng dạy tại trường cấp III Đào Duy Từ (Quảng Bình), sau chuyển về công tác tại Ban Ngoại văn của Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội). Sau khi nghỉ hưu (1994), ông lại muốn đi tìm cảm xúc của mình trong những khuôn hình về quê hương, đất nước, con người. Và ông đã đến với nhiếp ảnh, học hỏi thấu đáo, lao động hết mình, nghiên cứu nghiêm túc, bài bản những tài liệu liên quan tới nhiếp ảnh cả ở trong và ngoài nước. Ông luôn học hỏi bạn bè, nhưng không bao giờ đi theo lối mòn của người khác. Khi cùng đi sáng tác, hễ ai chọn điểm chụp này, ông sẽ tìm điểm khác, tự chọn cho mình một góc nhìn riêng. Cho nên ảnh của ông không giống ai, đó cũng chính là tính cách riêng của ông.

"Hồn xưa trong phố nay - Hà Nội" là những câu chuyện, những hoài niệm bằng hình ảnh về tình yêu và nỗi nhớ mà tác giả dành cho Hà Nội, nên ảnh của ông đậm nét xưa cũ - từ Hà Nội tứ trấn đến Hà Nội bốn mùa. Đúng như nhận xét của nhà thơ Vũ Quần Phương: "…Ông trầm ngâm quay nhìn về quá khứ chưa xa: Chiếc cổng thành Cửa Bắc, mái vòm chợ Đồng Xuân, những con phố thưa vắng, rợp bóng cây xanh. Phố là phố hôm nay, nhưng cái phút thưa vắng ấy, cái khoảng mặt tiền rêu phong ấy là của một thời Hà Nội gắn với tuổi ấu thơ, tuổi thanh niên của tác giả. Hồn quá khứ đi về không gian hiện tại…". Ông rất ưa dùng những vệt nắng chiều, yêu thích khai thác phố Hà Nội với nét xưa cũ còn sót lại. Với ông những hàng cây, góc phố đều in dấu những kỷ niệm trong cuộc đời ông, và chính những điều ấy đã tạo nên phong cách riêng Trịnh Xuân Hoành.

Trịnh Xuân Hoành năm nay đã 77 tuổi - qua cái tuổi "cổ lai hy" với 7 con giáp. Nhưng chừng nào còn sức khỏe  thì ông vẫn tiếp tục đi, tiếp tục ghi lại những khoảnh khắc đẹp làm quà tặng cuộc sống.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần