Các phiên bản của 4 bản đồ tư liệu cổ này do nhà Nguyễn (Việt Nam), nhà Thanh (Trung Quốc) và Pháp ấn hành trước đây, gồm: Đại Nam thống nhất toàn đồ do nhà Nguyễn lập năm 1834, thể hiện Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam (nguồn: Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa); An Nam đại quốc họa đồ, tác giả Jean Louis Taberd (Pháp) vẽ năm 1838, thể hiện quần đảo Paracel Seu Cát vàng (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam (nguồn: Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).
Bên cạnh đó còn có Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, nhà Thanh lập năm 1904 thể hiện cực Nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), (nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam); Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương, Pháp lập năm 1940, thể hiện Đài khí tượng Pattle (Hoàng Sa) và Đài khí tượng Itu Aba (Trường Sa) là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương (nguồn: Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).