Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc: “Ăn bớt” quỹ giảm nghèo, hơn 35.000 cán bộ bị xử phạt

Kinhtedothi - Trung Quốc đã phạt 35.240 cán bộ vì tham nhũng trong chương trình giảm nghèo ở vùng nông thôn từ năm 2013 đến tháng 11/2015, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (SPP) cho biết vào hôm thứ Hai.
Các vụ tham nhũng này chiếm đến gần 1/4 (22.3%) các vụ tham nhũng mà các công tố viên xử lý trong giai đoạn này. Các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi những quan chức địa phương do thiếu minh bạch và quá trình giám sát.
 
Trong năm 2009, quận Thừa Đức, tỉnh Hồ Bắc đã nhận 3 triệu Nhân dân tệ (NDT), tương đương 460.000 USD để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm.

Tuy nhiên, mỗi người dân chỉ được nhận 10.000 NDT nhưng phải ký nhận số tiền là 15.000 NDT. Một số người dân phản ánh, số tiền 5.000 NDT được dùng để chi trả cho các bữa tiệc tùng, chi phí du lịch và hóa đơn điện thoại của những nhà chức trách có nhiệm vụ phân phối quỹ.

Các quỹ này, trong hầu hết trường hợp, được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người dân, nhưng nhiều thẻ ngân hàng của người dân lại được giữ bởi các cán bộ địa phương. Vì vậy, nhiều người dân không được biết về vệc được nhận các quỹ hỗ trợ.

SPP và Hội đồng Nhà nước về giảm nghèo và phát triển đã đưa ra một kế hoạch vào tháng 2 để giảm tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực giảm nghèo 5 năm tới. Theo đó, các cơ quan công tố sẽ làm việc với các văn phòng xóa đói giảm nghèo để đảm bảo, cac thông báo về hành vi tham nhũng qua đường dây nóng sẽ được chuyển giao cho Viện kiểm sát đồng cấp để điều tra.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ