Những bước đi này nằm trong trong nỗ lực phản đối Mỹ quyết định trừng phạt một cơ quan quân sự Trung Quốc gần đây vì mua vũ khí Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang hôm 22/9 đã triệu tập Đại sứ Terry Branstad tại Bắc Kinh để để trao công hàm chính thức về việc phản đối lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố hủy chuyến thăm Mỹ dự kiến của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long cũng như hoãn các đối thoại quân sự của hai nước tại Bắc Kinh, vốn dự kiến diễn ra tuần sau.
Các tiêm kích Su-35S trong biên chế không quân Trung Quốc |
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng khẳng định có quyền đưa ra nhiều biện pháp đáp trả, dù không đề cập nội dung chi tiết.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm khẳng định quyết định mua tiêm kích và hệ thống tên lửa từ Nga của Trung Quốc là hành động bình thường thể hiện quan hệ hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh, nhấn mạnh Mỹ “không có quyền can thiệp”.
Ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt đối với Cơ quan phát triển thiết bị Trung Quốc (EED), trực thuộc quân đội nước này phụ trách việc mua vũ khí, vì giao dịch với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboexport của Nga.
Mỹ sẽ ngăn cản EED và giám đốc của cơ quan này Li Shangfu trong việc thực hiện các thỏa thuận xuất khẩu vũ khí và tham gia vào hệ thống tài chính Mỹ.
Lý do trừng phạt của Mỹ là do Trung Quốc đã mua của Nga 10 tiêm kích Su-35 vào tháng 12/2017 và một số hệ thống tên lửa phòng không S-400 vào tháng 1/2018.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington dự định áp đặt các biện pháp hạn chế với bất kỳ quốc gia nào hợp tác với các doanh nghiệp quốc phòng hay các cơ quan tình báo của Nga.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm: không cấp các giấy phép cho Cục Phát triển trang bị, cấm thực hiện các giao dịch với hệ thống tài chính Mỹ, Mỹ phong tỏa tài sản đang nằm trong phạm vi kiểm soát của Mỹ.