Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trường học Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Kinhtedothi - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, nhiều trường học tại Hà Nội đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.

Những ngày qua, các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai…. và nhiều huyện thuộc địa bàn Hà Nội đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão Yagi gây nên.

Một trường học tại tỉnh Lào Cai chìm trong biển nước.
Một trường học tại tỉnh Lào Cai chìm trong biển nước. Ảnh: TL

Lũ quét và sạt lở đất cuốn trôi nhà cửa, trường học, hoa màu, tài sản, để lại những tổn thất nặng nề cho Nhân dân. Nhiều gia đình đã mất đi người thân yêu, hàng nghìn ngôi nhà, làng mạc đang ngập trong biển nước, nhiều hộ dân đang sống trong cảnh thức trắng đêm để chống lại mưa lũ, thiếu thốn lương thực, nước sạch và các nhu yếu phẩm cơ bản để duy trì cuộc sống hàng ngày.

Theo thông tin ban đầu từ một số địa phương, đến thời điểm hiện tại có 7 học sinh, 2 giáo viên thiệt mạng, 1 giáo viên mất tích do bão lũ; hàng chục nghìn trường học bị hư hại; hàng triệu học sinh chưa thể đến trường.

Hơn lúc nào hết, các tỉnh khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi đang rất cần sự chung tay chia sẻ của tất cả cộng đồng để vượt qua khó khăn. Sự giúp đỡ đến càng sớm càng quý giá trong thời điểm này.

Với truyền thống tương thân tương ái, Trường THCS – THPT Newton gửi Thư ngỏ đến thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh về việc quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lụt.

Đây là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vừa sẻ chia với đồng bào vùng lũ vừa giáo dục tinh thần nhân ái cho học sinh. Trường Newton bắt đầu nhận quyên góp từ 10/9 đến 17 giờ ngày 12/9 qua 2 hình thức tiền mặt và hiện vật.

Học sinh Trường THCS Thái Thịnh- Đống Đa quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Học sinh Trường THCS Thái Thịnh- Đống Đa quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.

Trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa phát động và bắt đầu nhận ủng hộ đồng bào lũ lụt từ chiều 10/9. Trước đó, tại sân trường, ban giám hiệu, thầy cô, phụ huynh, học sinh đã cùng nhau ủng hộ; góp phần nhỏ bé sưởi ấm đồng bào lúc khó khăn, hoạn nạn.

Nhà trường sẽ thực hiện kiểm kê, công khai minh bạch và chuyển số tiền ủng hộ về UBMTTQ quận Đống Đa để chuyển lên UBMTTQ thành phố Hà Nội phân bổ tới các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.

Hưởng ứng cuộc phát động của UBMTTQ Việt Nam, tiếp nối truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ) cũng kêu gọi sự ủng hộ từ tấm lòng ấm áp, sẻ chia đến từ phụ huynh và học sinh nhà trường. Mọi sự đóng góp, giúp đỡ, dù nhỏ bé đều trở thành nguồn động lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào vùng lũ sớm vượt qua mất mát, đau thương.

Để chung tay hỗ trợ đồng bào đang gặp khó khăn, Hội đồng trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy) quyết định quyên góp 200 triệu đồng để hỗ trợ, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lụt. Số tiền này sẽ được nhà trường trực tiếp chuyển đến Ban Cứu trợ TƯ - UBMTTQ Việt Nam với mong muốn được phân bổ và sử dụng hiệu quả nhất. Nhà trường rất mong phụ huynh học sinh đồng hành trong hoạt động thiện nguyện ý nghĩa này.

Cùng việc phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ, nhiều trường học tại Hà Nội cho biết sẽ không tổ chức Đêm hội Trung thu như kế hoạch trước đó mà sẽ dành toàn bộ kinh phí tổ chức để gửi đến đồng bào, là một cách lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu thương, lòng nhân ái, sẻ chia đến cộng đồng.

Trước đó, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức “Lễ phát động ngành giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3”.

Ngay tại lễ phát động, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục đã ủng hộ tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng; trong đó riêng ngành GD&ĐT Hà Nội ủng hộ 1 tỷ đồng. Hoạt động ủng hộ sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới thông qua kênh Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Hà Nội cho phép linh hoạt các hình thức dạy học, phù hợp thực tế

Hà Nội cho phép linh hoạt các hình thức dạy học, phù hợp thực tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ