Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội:

Trưởng phòng giáo dục chịu trách nhiệm nếu còn phụ huynh xếp hàng, mất trật tự

Kinhtedothi – Tình trạng xếp hàng nộp hồ sơ, nhập học trong tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội được nhắc lại nhiều lần tại một số hội nghị về giáo dục gần đây. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, sẽ không để xảy ra hiện tượng này từ mùa tuyển sinh sau.

Liên tiếp xảy ra tình trạng xếp hàng mua hồ sơ

Cả thập kỷ đã trôi qua nhưng câu chuyện nhiều phụ huynh chen lấn, xô đổ cổng Trường PTCS Thực nghiệm, quận Ba Đình để nhanh chân chạy vào bên trong mua hồ sơ cho con vẫn khiến dư luận không nguôi ám ảnh.

Trong năm học 2022 - 2023, phụ huynh cũng phải xếp hàng xuyên đêm chờ mua hồ sơ trải nghiệm vào lớp 1 Trường Marie Curie, quận Nam Từ Liêm. Đêm 12/6, hàng trăm phụ huynh kéo đến, xếp hàng gây ùn tắc và mất trật tự để tranh suất học ở Trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông.

Hàng trăm phụ huynh ngồi chờ mua hồ sơ lớp 1 tại Trường Tiểu học Vạn Bảo (quận Hà Đông)
Hàng trăm phụ huynh ngồi chờ mua hồ sơ lớp 1 tại Trường Tiểu học Vạn Bảo (quận Hà Đông)

Tình trạng xếp lốt lên đến đỉnh điểm trong đợt tuyển sinh lớp 10 vừa qua. Trong vài ngày liên tiếp (3-5/7), tại các cổng Trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa, THCS & THPT Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng và THPT Hoàng Cầu, quận Đống Đa, hình ảnh phụ huynh mồ hôi nhễ nhại, nhăn nhó, kiệt sức vì nắng nóng xếp thành những hàng dài mong mua được hồ sơ xét tuyển lớp 10 cho con thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.

Theo số liệu từ Sở GD&ĐT Hà Nội: Năm học 2023 - 2024, Hà Nội tuyển 78.623 học sinh vào các trường THPT công lập (chiếm tỷ lệ 60,9%), tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học trước. Con số này dù cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu học tập tại trường THPT công lập nội đô của một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh.

Với riêng lớp 1, tổng học sinh trên địa bàn TP năm học này tăng khoảng 11.600 em; do vậy đã gây nên áp lực lớn trong việc đảm bảo đủ trường lớp, chỗ học.

Được biết, xếp hàng xuyên đêm nộp hồ sơ là hành động tự phát của phụ huynh. Trong thông báo của các nhà trường, thời gian tiếp nhận hồ sơ nhập học lớp 10 đều trong giờ hành chính. Tuy nhiên, nhu cầu cao, chỉ tiêu ít lại thêm việc ưu tiên người đến trước và sẽ dừng nhập học khi đủ chỉ tiêu nên dẫn đến tâm lý phụ huynh quá sốt ruột và đi xếp hàng xuyên đêm hoặc từ sáng sớm để nộp hồ sơ.

Trước tình trạng trên, ngày 5/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có Công văn 2356/SGDĐT/QLT yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm quy định. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm phân công cán bộ tuyển sinh có đủ thẩm quyền trực trong suốt thời gian tuyển sinh theo quy định (kể cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật), công khai số điện thoại, đường dây tư vấn, hỗ trợ tuyển sinh để kịp thời hướng dẫn, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc nhằm tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Cùng với đó, các nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình tuyển sinh, tuyệt đối không để học sinh, cha mẹ học sinh tụ tập ngoài cổng trường gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn.

Kiên quyết loại bỏ tình trạng xếp hàng

Tại hội nghị tổng kết năm học 2022 – 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 – 2024 của ngành giáo dục Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt chú trọng về chất trong tất cả các khía cạnh, đảm bảo hạ tầng thiết bị, an toàn thông tin; đảm bảo dữ liệu ngành đúng, đủ, kịp thời phục vụ công tác quản lý; tăng cường kho học liệu số; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, thúc đẩy học tập suốt đời với sự hỗ trợ của công nghệ số.

Hà Nội sẽ thực tuyển tuyển sinh trực tuyến 100% từ năm học 2023- 2024
Hà Nội sẽ thực tuyển tuyển sinh trực tuyến 100% từ năm học 2023- 2024

Giữa nhiều việc quan trọng phải làm trong năm học mới, Bộ trưởng đề nghị Hà Nội dứt khoát không để xảy ra hiện tượng phụ huynh xếp hàng thâu đêm mua, nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng trong công tác tuyển sinh đầu cấp.

Nhận thức công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở một số quận nội thành chưa phù hợp dẫn đến một số nơi thiếu trường học công lập; tốc độ đô thị hóa, tăng dân số cơ học nhanh dẫn đến tình trạng thiếu chỗ học cục bộ còn xảy ra; công tác tuyển sinh và nhập học trực tuyến mới thực hiện ở khối trường công lập… là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xếp hàng trong tuyển sinh đầu cấp.

Thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, chủ động phân tuyến tuyển sinh và quyết tâm chấm dứt tình trạng xếp hàng nộp hồ sơ như thời gian qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định: Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, nếu cơ sở giáo dục ở quận, huyện nào còn hiện tượng xếp hàng trong nộp hồ sơ tuyển sinh, nhập học gây mất trật tự an toàn xã hội thì trưởng phòng GD&ĐT đơn vị đó chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở GD&ĐT. 

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, khi thực hiện cơ chế trên, tự nhà trường, đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch tuyển sinh; đổi mới công tác quản trị trường học; tất cả các trường sẽ áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng trong công tác tuyển sinh.

Quan tâm hơn đến học sinh lớp 1 trong năm học tới

Quan tâm hơn đến học sinh lớp 1 trong năm học tới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ