TTCK Âu, Á mất điểm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Kết thúc ngày giao dịch, hai chỉ số Standard & Poor 500 và Nasdaw Composite lần lượt ghi 0,2% và 0,4%, lên 1.045,41 điểm và 2.057,32 điểm.

KTĐT - Kết thúc ngày giao dịch, hai chỉ số Standard & Poor 500 và Nasdaw Composite lần lượt ghi 0,2% và 0,4%, lên 1.045,41 điểm và 2.057,32 điểm.

Các sàn cổ phiếu châu Âu đồng loạt đi xuống, giới đầu tư châu Á mạnh tay xả hàng, phố Wall cũng chỉ kịp hồi phục nhẹ vào cuối phiên giao dịch 3/11.

Tại Wall Street ngày 3/11, nhà đầu tư thận trọng chờ đợi kết quả từ cuộc họp 2 ngày của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) về những bước đi tiếp theo của chính phủ sau khi các chương trình giải cứu nền kinh tế gần kết thúc. FED sẽ chính thức công bố nội dung cuộc họp vào ngày hôm nay. Những thông tin kinh tế trong ngày gửi đến phố Wall những tín hiệu khả quan giúp nâng đỡ thị trường. Báo cáo của Bộ Thương mại cho biết, số đơn đặt hàng của các nhà máy tăng mạnh 0,9% trong tháng 9, khi trước đó giảm 0,8% trong tháng 8.

Thông tin về các hoạt động thâu tóm và sát nhập cũng giúp nhà đầu tư lạc quan hơn. Tỷ phú Warren Buffett tiến hành thương vụ sát nhập lớn nhất trong lịch sử hình thành của quỹ đầu tư Berkshire với Burlington Northern – tập đoàn sản xuất đường ra xe lửa, trị giá tới 26 tỷ đôla. Trong khi đó, Stanley Works mua Black & Decker - nhà sản xuất các thiệt bị điện dân dụng lớn thứ hai của Mỹ với giá 3,5 tỷ đôla. Chốt phiên, giá cổ phiếu Burlington Northern và Black & Decker lần lượt ghi 28% và 31%.

Kết thúc ngày giao dịch, hai chỉ số Standard & Poor 500 và Nasdaw Composite lần lượt ghi 0,2% và 0,4%, lên 1.045,41 điểm và 2.057,32 điểm. Đây là phiên phục hồi thứ hai liên tiếp của cả 2 chỉ số này. Hàn thử biểu Dow Jones Industrial điều chỉnh nhẹ 17,53 điểm, tương ứng 0,2%, lùi về mốc 9.771,91 điểm. Cổ phiếu nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Intel trượt mạnh 2,7% sau khi ngân hàng Morgan Stanley hạ triển vọng kinh doanh của tập đoàn này. Trên thị trường New York, cứ 3 mã cổ phiếu tăng giá mới có 1 mã quay đầu giảm.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu điều chỉnh xuống ngưỡng thấp nhất trong hơn 1 tháng. Giới đầu tư tích cực xả hàng cổ phiếu ngành ngân hàng sau khi UBS – ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ công bố mức thua lỗ đậm quý thứ tứ liên tiếp trong giai đoạn 3 tháng kể từ tháng 7. Áp lực bán tháo càng mạnh hơn khi Scotland cho biết ngân hàng Royal Bank of Scotland sẽ nhận được gói cứu trợ thứ hai trị giá 42 tỷ đôla, theo đó nâng mức kiểm soát của chính phủ tại ngân hàng này lên 84,4%.

Sự đi xuống của cổ phiếu ngành tài chính đẩy chỉ số tổng hợp 18 hàn thử biểu thuộc khu vực Eurozone DJ Stoxx 600 trượt 1,2%, rơi xuống mốc 234,9 điểm – thấp nhất kể từ ngày 2/10. Sắc đỏ trải khắp trên tất cả 18 bảng điện tử chứng khoán. Tại Anh, FTSE 100 Index hạ 1,3%, trong khi đó tại Đưc và Pháp, các chỉ số DAX 30 và CAC 40 lần lượt giảm 1,4% và 1,5%.

Tại châu Á, giới đầu tư cũng ào ạt bán tháo cổ phiếu. Bầu không khí ảm đạm tiếp tục bao trùm trên hầu khắp các sàn chứng khoán giữa những lo ngại chính phủ các quốc gia sẽ sớm chấm dứt các gói kích thích kinh tế. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo sợ khi nắm giữ cổ phiếu cũng như thiếu lạc quan để tiến hành bắt đáy bất chấp mặt bằng giá đã xuống những ngưỡng hợp lý hơn. Với biên độ giữa số mã giảm, tăng là 2:1, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI ngoại trừ Nhật Bản bốc hơi 1,6%, lùi về ngưỡng 382,82 điểm.

Phiên hôm qua, sắc đỏ vẫn là gam màu chủ đạo trên bảng điện tử. Chứng khoán Ấn Độ nối dài chuỗi ngày điều chỉnh sang phiên thứ chín liên tiếp bằng việc chỉ số BSE lao dốc mạnh 3,1%. Trên thị trường Hong Kong, Hang Seng Index trượt 1,8%. Các chỉ số Kospi Index của Hàn Quốc và Taiwan Taiex lần lượt thoái lui 0,6% và 0,2%.

Trong khi đó, giới đầu tư Trung Quốc lại được đón nhận ngày thăng hoa thứ hai liên tiếp của chỉ số tổng hợp Shanghai Composite, đóng cửa dương 1,2%. Cũng trong chiều hướng tích cực, sàn cổ phiếu Australia nhích nhẹ 0,2% trong ngày ngân hàng trung ương nước này (RBA) quyết định nâng lãi suất thêm 0,25%, đưa mặt bằng lãi suất cho vay mới lên 3,5%. Như vậy RBA là ngân hàng trung ương đầu tiên trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới nâng lãi suất kể từ khi cuộc khủng hoảng thế giới chạm đáy, và đây cũng là lần thứ hai trong hơn một tháng qua, RBA thay đổi mặt bằng lãi suất.