Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ 1/10/2020: Triển khai 24 dịch vụ công trực tuyến về xuất nhập khẩu

Kinhtedothi - Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính thông qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ.
Ảnh minh hoạ

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đơn vị đã phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số xây dựng xong phần mềm để triển khai thực hiện dịch vụ công cấp độ 3 đối với 24 thủ tục hành chính.

Do đó, từ ngày 1/10/2020 đến ngày 31/10/2020, Cục Xuất nhập khẩu tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính này qua đường bưu điện (bản giấy) và qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ.

Từ ngày 1/11/2020 trở đi, Cục Xuất nhập khẩu chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính này qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ.

Danh sách 24 thủ tục hành chính được cấp phép qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đợt 1 năm 2020, gồm: Đăng ký Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản (cấp mới và cấp lại); Đăng ký xuất khẩu xăng dầu; cấp phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh; Thủ tục cấp giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài, bao gồm cấp mới, sửa đổi/bổ sung, cấp lại; Cấp phép nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi phục vụ kinh doanh miễn thuế.

Được biết, việc cấp phép các thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đồng thời, giảm thiểu số lượng chứng từ và dữ liệu khai báo, giúp giảm thời gian, số lượng hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp; dễ dàng tra cứu thông tin mọi lúc mọi nơi; tập trung quản lý cho cơ quan Bộ, giúp cán bộ xử lý hồ sơ nhanh hơn, tăng hiệu năng của hệ thống, giảm bớt thời gian chờ đợi của doanh nghiệp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai: phát hiện hơn 1,5 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc trong container

Lào Cai: phát hiện hơn 1,5 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc trong container

27 May, 05:23 PM

Kinhtedothi - Tình trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng hóa chất cấm đang trở nên đáng báo động. Gần đây, lực lượng chức năng tại Lào Cai đã phát hiện hơn 1,5 tấn chân gà không nhãn mác và hai cơ sở sản xuất giá đỗ với hơn 300 tấn hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm, cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao ý thức tiêu dùng và tăng cường quản lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ