Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ 25/5, trần lãi suất huy động một số kỳ hạn giảm 0,5%

Kinhtedothi- Quyết định giảm loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ ngày 25/5. Đây là cơ sở để lãi cho vay hạ nhiệt.
Lần thứ 2 tính từ tháng 3/2023, NHNN tiến hành hạ lãi suất điều hành

NHNN vừa thông báo 2 Quyết định. Theo đó, Quyết định số 950/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD.

Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.

Ngoài ra, Quyết định số 951/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Đây là lần thứ 2 tính từ tháng 3/2023, NHNN tiến hành hạ lãi suất điều hành.

NHNN cho biết các quyết định trên để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.

Theo NHNN, thời gian qua, triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, lạm phát nhiều nước tiếp tục duy trì ở mức cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, tăng trưởng Quý I thấp so với cùng kỳ nhiều năm. Lạm phát trong nước được kiểm soát.

Bên cạnh đó, thanh khoản của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) dư thừa, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Đồng thời, các TCTD cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động.

 

Kỳ vọng lãi suất giảm thêm

Kỳ vọng lãi suất giảm thêm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam: cần khung pháp lý cho “phép thử” các mô hình tài chính số

Xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam: cần khung pháp lý cho “phép thử” các mô hình tài chính số

16 Apr, 04:45 PM

Kinhtedothi- Để xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam, các chuyên gia kiến nghị xây dựng môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch và có sự cạnh tranh cao để thu hút nguồn lực tài chính toàn cầu. Trong đó, Việt Nam cần thử nghiệm các mô hình tài chính số như fintech, blockchain, và xây khung pháp lý minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ