Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ CPI 6 tháng, dự báo cả năm dưới 2%

Kinhtedothi - Năm 2015 đã đi qua một nửa chặng đường, tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 và 6 tháng tăng thấp. Nhiều chuyên gia dự báo cả năm sẽ thấp xa so với mục tiêu đề ra cho cả năm nay, thậm chí còn thấp hơn cả năm trước.
Liên tiếp ghi nhận mức tăng thấp

Theo thời gian, mặc dù tháng 6 là tháng thứ tư liên tiếp đã tăng lên, nhưng do 2 tháng đầu năm giảm và tăng thấp từ đó đến nay, nên tính chung 6 tháng mới tăng 0,55%, thấp nhất so với cùng kỳ tính từ năm 2002, thấp xa so với CPI bình quân cùng kỳ tính từ 2002 đến 2014 (tăng 5,56%).

Theo nhóm trong 13 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, sau 6 tháng, có 3 nhóm giá giảm (lương thực giảm 1,46%, giao thông giảm 1,91%, bưu chính viễn thông giảm 0,22%); có 10 nhóm giá tăng (thực phẩm tăng 0,75%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,58%, đồ uống và thuốc lá tăng 1,26%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,38%, tiền thuê nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,06%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng  0,99%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,97%, giáo dục tăng 0,13%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,34%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,72%). Theo địa bàn, 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất nước tháng 6 Hà Nội tăng 0,13%, TP Hồ Chí Minh tăng 0,62%.

Từ diễn biến 6 tháng và lường định các yếu tố tác động trong 6 tháng còn lại, có thể dự đoán CPI cả năm 2015 sẽ chỉ tăng vào khoảng 1,7 - 1,8%. Nếu dự đoán trên là đúng, thì CPI cả năm sẽ thấp xa so với mục tiêu đề ra cho cả năm (5%), thấp hơn CPI của năm trước (1,84%), là năm thứ hai liên tiếp ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và thấp hơn CPI của các nước kinh tế phát triển (ở mức 2%).

Tổng cung đang cao hơn tổng cầu

Vậy các yếu tố gì đã làm cho CPI 6 tháng đầu năm và dự đoán cả năm tăng thấp? Trước hết, yếu tố tổng quát nhất là quan hệ cung - cầu. Tổng cầu thấp hơn tổng cung từ vài ba năm trước. Nay tổng cầu đã tăng lên (thể hiện ở sự cao lên của tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng và vốn đầu tư), nhưng tổng cung cũng tăng lên (thể hiện ở tăng trưởng của sản xuất), cộng thêm tăng trưởng xuất khẩu chậm lại (riêng xuất khẩu nông, lâm - thủy sản còn bị giảm), tăng trưởng nhập khẩu cao lên, nhập siêu trở lại với quy mô khá lớn (tính đến 15/6 đã lên tới 3,66 tỷ USD), càng làm cho tổng cung cao hơn tổng cầu. Theo đó, giá tiêu dùng tăng thấp là tất yếu. Yếu tố quan trọng là chi phí đẩy tăng chậm, thậm chí có khoản còn giảm. Giá nhập khẩu tính bằng USD vẫn giảm, nhất là giá xăng dầu; tỷ giá tuy có tăng lên, nhưng giá nhập khẩu tính bằng VND vẫn không tăng, có loại còn giảm. Yếu tố trực tiếp là tiền tệ. Tăng trưởng tín dụng dương ngay từ đầu năm và tính chung cao hơn nhiều so với cùng kỳ, nhưng vẫn thấp xa so với trước kia và được dự đoán là có một phần được đưa vào thị trường bất động sản…

Việc tăng thấp của CPI là niềm vui của người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, người gặp rủi ro do bệnh tật, tai nạn, thiên tai… Đối với các nhà sản xuất, kinh doanh có cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng, thu hút vốn trung, dài hạn trên thị trường chứng khoán giảm được nợ xấu để đầu tư, đón cơ hội phục hồi. Việc tăng thấp của CPI góp phần làm cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô yên tâm hơn với việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, có cơ hội thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, như nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, giảm nợ xấu, tăng trưởng tín dụng…

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, CPI tăng thấp cũng là dịp một số đơn vị kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ mà giá cả do Nhà nước quyết định như điện, nước, xăng, dầu… thực hiện việc điều chỉnh giá. Điều này dễ là cho tổng cầu hiện còn yếu sẽ càng yếu hơn tổng cung. Người tiêu dùng vì thế cũng phải giảm chi cho các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng khác.           
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ