[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 1

Những thành quả quan trọng, toàn diện cả nước và TP Hà Nội đạt được trong thời gian qua, chính là nhờ sự đổi mới trong tư duy, đột phá trong hành động của các cấp, ngành, đặc biệt là những đổi mới trong kiến tạo thể chế, tháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển.

 

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 2

Như các chuyên gia đã nhận định, thể chế là một trong số ít yếu tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung hay trong từng lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội nói riêng. Thể chế phù hợp sẽ tạo động lực phát triển, thể chế không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển. Vấn đề đặt ra là phải nhận thức đúng và xây dựng được một thể chế phát triển phù hợp, hiệu quả.

Trước thực tế đã được chỉ ra, trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Tại Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh định hướng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 3

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Quốc hội, Chính phủ xác định, đây cũng là một khâu đột phá được thực hiện quyết liệt với nhiều giải pháp, sự đổi mới trên tinh thần kiến tạo và hành động. Và thực tiễn đã chứng minh, Quốc hội và Chính phủ cùng hành động, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giữ vững thời cơ, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, giúp Việt Nam liên tục được quốc tế đánh giá là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu.

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội vừa qua, truyền đạt những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ rõ, ba đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực) đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chỉ đạo quyết liệt với tư duy đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, thông thoáng hơn, đúng thẩm quyền hơn; đồng thời tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn từ thực tiễn.

"Với tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết, với sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội và cả hệ thống chính trị, nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ ban hành, triển khai thực hiện đúng thời điểm trong thời gian qua đã đưa nền kinh tế nước ta phục hồi nhanh"- Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 4

Về tháo gỡ vướng mắc thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Năm 2024, đã trình Quốc hội thông qua 50 Luật, Nghị quyết, trong đó có 1 luật sửa 9 luật, 1 luật sửa 4 luật. Thành lập các tổ công tác để kịp thời tháo gỡ những “điểm nghẽn”, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn. Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tiết giảm chi phí tuân thủ; tích cực xây dựng thể chế để kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho” .

“Chính việc coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường đột phá, quyết liệt, quyết đoán, đúng thời điểm, trọng điểm là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công” - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 5

Như nhiều đại biểu Quốc hội đã nhận định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã tiến hành một khối lượng công việc rất lớn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, quyết đáp cho những vấn đề lâu dài, và cả cấp bách, cấp thiết trước yêu cầu của thực tế đất nước. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua 61 luật, hơn 80 nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành hàng loạt nghị quyết và  pháp lệnh. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV còn cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác; xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy tối đa nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới.

Đặc biệt, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực và trong phạm vi cả nước để có giải pháp khắc phục ngay các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo… Kiến tạo thể thế được đổi mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đúng trên tinh thần là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định; không thể bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc xây dựng và trình Quốc hội thông qua Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật trong lĩnh vực đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách... là ví dụ điển hình cho việc xây dựng luật theo hướng chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực với tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát. Đồng thời, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh tạo cơ chế "xin-cho"; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể...

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 6

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 cũng được đánh giá là đạo luật phân cấp, phân quyền điển hình, tạo động lực, không gian mới để Hà Nội tập trung nguồn lực, bứt phá phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Luật có nhiều quy định mới thể chế hóa đầy đủ cơ chế mang tính đặc thù để Thủ đô bứt phá; có cơ chế phân cấp, phân quyền rõ ràng, trao trách nhiệm và trao nhiều quyền hơn để Hà Nội có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan với những điều kiện đặc thù. Những điều khoản đã được quy định cụ thể, chi tiết hơn trong nội dung trao trách nhiệm, trao quyền cho Thủ đô theo phương hướng ưu tiên áp dụng trong hệ thống pháp luật.

Các chuyên gia đánh giá, Luật Thủ đô 2024 đã tập trung tháo gỡ những hạn chế mà Hà Nội đang gặp phải trong suốt thời gian qua như huy động nguồn lực, đầu tư, quy hoạch, các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, các lĩnh vực về an sinh xã hội. Đặc biệt, có giải pháp mạnh mẽ giúp thành phố có thể khắc phục các bất cập hiện nay về cảnh quan, giao thông, ô nhiễm môi trường…

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 7

Cùng với kiến tạo thể chế, để chấn chỉnh tình trạng "tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu,… làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bảo đảm nguồn lực cho công tác triển khai thi hành luật, nghị quyết; đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết…

Điều đó là minh chứng rõ rệt sự đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang kiến tạo phát triển bền vững đất nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tính chủ động, tích cực trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng. Kết quả những năm qua cho thấy thể chế thực sự đã có bước đi trước, mở đường cho đột phá phát triển.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 8

 

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 9

Tinh thần đổi mới trong kiến tạo thể thế lan tỏa từ Trung ương xuống địa phương. Trong đó, TP Hà Nội luôn là địa phương đi đầu trong triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp về đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã có những bước đi đột phá, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững.

Trong năm 2024, TP Hà Nội đã hoàn thành xây dựng thể chế, chính sách tạo lập không gian phát triển mới với tầm nhìn dài hạn cho phát triển Thủ đô; quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 10

Để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 và cả nhiệm kỳ, TP Hà Nội đã quyết liệt trong đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành với tinh thần “5 rõ trong phân công thực hiện” (rõ việc - rõ người - rõ trách nhiệm - rõ quy trình - rõ kết quả cuối cùng) và “3 rõ trong kiểm tra, giám sát” (rõ thẩm quyền và trách nhiệm - rõ quy trình, tiến độ và kết quả - rõ kết quả kiểm tra xử lý) gắn với việc quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”.

Đặc biệt, với Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của HĐND TP Hà Nội ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội; Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; Nghị quyết số 23/NQ-HĐND thông qua Đề án phân cấp, ủy quyền có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, được coi là một bước đột phá về tư duy, phù hợp thực tiễn Thủ đô. Với sự phân cấp, ủy quyền rộng của hơn 700 thủ tục hành chính, nhiều nhiệm vụ trong phát triển kinh tế xã hội, đã tạo điều kiện, sự chủ động và khai thác được chính nguồn lực từ cơ sở.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 11

Như Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nhận định, UBND TP Hà Nội xác định việc đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. 100% tục hành chính sau khi ủy quyền đều đã được ban hành quy trình nội bộ hướng dẫn thực hiện, tiếp tục đẩy mạnh việc ủy quyền thực hiện theo phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó thực hiện, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Ngày 19/11/2024, HĐND TP Hà Nội tiếp tục thông qua các nghị quyết quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính ở cấp xã, mở rộng phân cấp, ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được quyền quyết định những nhiệm vụ không trái các quy định của pháp luật và quy trình công tác. Đây là sự cụ thể hóa theo Khoản 6, Điều 14, Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15) và cũng là yêu cầu khách quan, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân, từng đơn vị.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 12

Đáng chú ý, để chống lãng phí, tạo nguồn lực cho phát triển, thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, TP Hà Nội đã tập trung rà soát, lập danh mục 829 dự án chậm triển khai; ra quyết định thu hồi 8 dự án lớn không đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí với diện tích 258,9ha. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí do Chủ tịch UBND TP làm Trưởng ban. Ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã kiểm tra, xử lý và chỉ đạo các tổ chức liên quan khẩn trương hoàn thành một số công trình đang bị chậm, lãng phí để đưa ngay vào phục vụ Nhân dân. Điều này cũng thể hiện tinh thần gương mẫu, đi đầu của TP Hà Nội.

Hà Nội cũng là điển hình trong cải cách tổ chức bộ máy, thúc đẩy tư duy sáng tạo, đột phá của đôi ngũ cán bộ các cấp. Đảng bộ TP tiếp tục là đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương. Sau sắp xếp, đã giảm 2 đảng ủy khối, 1 cơ quan tương đương sở; 3 đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố, 8 chi cục và 62 đầu mối thuộc chi cục thuộc sở, 41 đầu mối cấp phòng; giảm 174 đơn vị sự nghiệp cấp 2; tinh giản biên chế giảm 1.820 công chức; 12.890 biên chế sự nghiệp. Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở sau sắp xếp đã theo hướng đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 13

Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về xây dựng bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, ngày 22/11/2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết và gương mẫu, đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương về xây dựng hệ thống chính trị theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương…

Từ những định hướng của Trung ương, của Tổng Bí thư Tô Lâm về những vấn đề đặt ra trong xây dựng thể chế hiện nay, trong chống lãng phí, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, với “tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” TP đang thể hiện sự vào cuộc quyết liệt. Đây cũng chính là những tiền đề, cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, không bỏ lỡ thời cơ phát triển trong một giai đoạn mới với những yêu cầu, mục tiêu cao hơn.

(còn nữa)

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 3: Kiến tạo thể chế, gỡ những điểm nghẽn - Ảnh 14

 

06:00 04/12/2024