Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Văn Trọng |
Trong buổi tọa đàm tư vấn - pháp luật trực tuyến hôm nay có Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội; Luật sư Nguyễn Quốc Việt; Luật gia Phạm Thu Hương sẽ giải đáp, tư vấn về Quy định pháp luật về quyền dân sự".
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức nhấn mạnh, hôm nay, báo Kinh tế & Đô thi cùng Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến với chủ đề: "Quy định pháp luật về quyền dân sự" nhằm giải đáp cho người dân, bạn đọc về quyền và trách nhiệm dân sự của mỗi công dân.
Mặc dù các quy định pháp luật đã có sẵn, tuy nhiên thời gian qua, việc người dân tiếp cận quy định của pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội còn khiêm tốn, khiến nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, báo Kinh tế & Đô thị mong muốn, các luật sư, luật gia có thể truyền đạt tới người dân, bạn đọc các kiến thức, thông tin về quyền dân sự, từ đó góp phần xây dựng một xã hội có ý thức chấp hành pháp luật được tốt hơn.
-
Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến
-
Luật sư
Ông Nguyễn Quốc Việt
-
Luật gia
Bà Phạm Thu Hương
Tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Thời điểm, địa điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết; Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Theo quy định của Pháp Luật nêu trên, tại thời điểm bố mất, bạn vẫn chưa thành niên, bạn vẫn được hưởng Di sản bằng hai phần ba suất của một Người thừa kế theo Pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc.Tôi bị mất giấy khai sinh gốc. Thủ tục cấp lại như thế nào?
Bản sao giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ sổ đăng ký khai sinh);
Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1875 ở miền Nam;
Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ nêu trên thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:
+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
Tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Thời điểm, địa điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết; Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Luật sư Nguyễn Quốc Việt. |
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Theo quy định của Pháp Luật nêu trên, tại thời điểm bố mất, bạn vẫn chưa thành niên, bạn vẫn được hưởng Di sản bằng hai phần ba suất của một Người thừa kế theo Pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc.
Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Từ viện dẫn quy định Pháp luật nêu trên hai cháu được hưởng thừa kế thế vị phần Di sản của bố cháu được hưởng.
Trách nhiệm của các bên trong trường hợp có cây cối có nguy cơ đổ gẫy hoặc đỗ gẫy gây thiệt hại cho công trình, tài sản… của người khác được quy định như thế nào?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
Theo quy định tại điều 630 Bộ luật Dân sự: Di chúc hợp pháp:
1, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng .
Nội dung của di chúc: gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
Di sản để lại và nơi có di sản.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa (Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Từ viện dẫn quy định pháp luật nêu trên, vợ chồng có thể lập Di chúc không có công chứng chứng thực nhưng phải đủ các điều kiện nêu trên.
Về vấn đề bạn đọc hỏi, tôi chia sẻ thêm, có 3 loại di chúc đều có giá trị pháp luật, nhưng trong đó, để có giá trị cao nhất là nên đi công chứng, chứng thực; loại thứ 2 là di chúc có 2 người làm chứng; thứ 3 là di chúc tự lập, tự viết, tự ký tên. Về loại di chúc thứ 3, giá trị pháp lý không được cao, ví dụ sau này khi công bố di chúc, nhiều người muốn gây tranh chấp lấy lý do di chúc giả do vậy nhiều trường hợp phải đưa đi giám định. Do vậy, chúng tôi khuyên người dân khi lập di chúc nên đi chứng thực để có giá trị pháp lý cao nhất, tránh gây tranh cãi.
Ngõ nhà mình có 5 hộ. Nhà mình ở phía ngoài, thỉnh thoảng nhà mình có để xe máy ra ngõ đi chung này, mình đã để nhiều năm nay rồi. Việc để xe máy gọn gàng, không cản trở lối đi. Gần đây có một hộ mới đến ở phía trong cùng của ngõ, họ gây khó dễ khi nhà mình để xe máy ra ngõ đi chung. Mình có đề nghị, nếu mình không để họ cũng không được để xe ra ngõ nhưng nhà mình chấp hành họ vẫn để. Vậy mình cứ để có được không?